Phân tích kết quả hiệu chỉnh liều vancomycin thông qua giám sát nồng độ thuốc trong máu trên bệnh nhân hồi sức tích cực: Kết quả bước đầu tại Bệnh viện Thanh Nhàn

  • Đào Quang Minh Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thị Mai Anh Đại học Dược Hà Nội
  • Bùi Thu Trang Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Tuyết Nhung Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thị Thanh Thủy Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Tài Đạt Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thị Cúc Bệnh viện Thanh Nhàn
  • Đỗ Thị Thu Bệnh viện Thanh Nhàn
  • Bùi Thị Kim Dung Bệnh viện Thanh Nhàn
  • Đặng Thị Lan Anh Bệnh viện Thanh Nhàn
  • Nguyễn Hoàng Anh Đại học Dược Hà Nội
  • Vũ Đình Hòa Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Keywords

AUC, Bayesian, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hồi sức tích cực, TDM, vancomycin

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích kết quả triển khai hiệu chỉnh liều vancomycin theo quy trình giám sát nồng độ thuốc trong máu (TDM) trên bệnh nhân Hồi sức tích cực (HSTC) dựa trên AUC ước đoán theo phương pháp Bayesian (đối với truyền tĩnh mạch ngắt quãng) và nồng độ đích (áp dụng với truyền tĩnh mạch liên tục). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu có can thiệp trên 80 bệnh nhân sử dụng vancomycin tại Khoa HSTC, Bệnh viện Thanh Nhàn từ tháng 4 đến tháng 6/2023 thông qua hoạt động chuyên môn phối hợp giữa dược sĩ lâm sàng, bác sĩ và các điều dưỡng. Dựa trên kết quả định lượng nồng độ thuốc vancomycin trong máu của bệnh nhân, giá trị AUC được ước đoán theo phương pháp Bayesian trên phần mềm SmartdoseAI. Đối với truyền tĩnh mạch ngắt quãng, mức liều vancomycin được hiệu chỉnh liều nhằm đạt đích AUC 400-600mg.h/L. Đối với truyền tĩnh mạch liên tục, mức liều vancomycin được hiệu chỉnh liều nhằm đạt đích nồng độ 20-30mg/L. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân được sử dụng chế độ liều nạp và liều duy trì phù hợp theo hướng dẫn lần lượt là 75% và 88%. Nhưng tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ Vancomycin trong máu đạt đích đối với truyền tĩnh mạch ngắt quãng và liên tục tương đối thấp, lần lượt là 38,2% và 44,4%. Sau khi hiệu chỉnh liều, tỷ lệ đạt đích dược động học/dược lực học (PK/PD) đã tăng lên ở hai nhóm bệnh nhân lần lượt là 64,5% và 50%. Kết luận: Triển khai TDM vancomycin giúp nâng cao khả năng đạt đích AUC, phương pháp Bayesian có khả năng ước đoán giá trị AUC thuận tiện và phù hợp với thực hành lâm sàng trên bệnh nhân hồi sức. Cần tiếp tục tối ưu hóa chế độ liều ban đầu để giúp bệnh nhân đạt đích sớm hơn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Hoàng Anh (b), Nguyễn Trần Nam Tiến và cộng sự (2021) Phân tích kết quả hiệu chỉnh liều vancomycin thông qua giám sát nồng độ thuốc trong máu bằng phương pháp ước đoán AUC theo Bayes trên bệnh nhân người lớn tại Bệnh viện Bạch Mai. Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2022, Tập 13, Số 5, tr. 1-8.
2. Trần Thị Minh Đức, Lê Thị Minh Hằng, Nguyễn Hoàng Anh (B) và cộng sự (2023) Hiệu chỉnh liều vancomycin thông qua giám sát nồng độ thuốc với đích AUC dựa trên ước đoán Bayesian ở bệnh nhân hồi sức ngoại khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tạp chí Y học Việt Nam, 525(1A). https://doi.org/10.51298/vmj.v525i1A.4967.
3. Rybak MJ, Le J et al (2020) Therapeutic monitoring of vancomycin for serious methicillin-resistant Staphylococcus aureus infections: A revised consensus guideline and review by the American Society of Health-System Pharmacists, the Infectious Diseases Society of America, the Pediatric Infectious Diseases Society, and the Society of Infectious Diseases Pharmacists. Am J Health Syst Pharm 77(11): 835-864.
4. Ueda T, Takesue Y et al (2022) Validation of vancomycin area under the concentration-time curve estimation by the bayesian approach using onepoint samples for predicting clinical outcomes in patients with methicillinresistant staphylococcus aureus infections. Antibiotics (Basel) 11(1): 96.
5. McKamy S, Hernandez E et al (2011) Incidence and risk factors influencing the development of vancomycin nephrotoxicity in children. J Pediatr 158(3): 422-426.
6. Bệnh viện Thanh Nhàn (2022) Quy trình giám sát nồng độ thuốc vancomycin trong máu ở người bệnh trưởng thành.
7. Bauer LA (2008) Applied clinical pharmacokinetics. The MC Graw Hill Company, 7th edtition: 207-301.
8. Pick AM, Nystrom KK (2014) Nonchemotherapy drug-induced neutropenia and agranulocytosis: could medications be the culprit?. J Pharm Pract 27(5): 447-452.