Đánh giá hiệu quả hoạt động tư vấn của dược sĩ lâm sàng cho bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả hoạt động tư vấn của dược sĩ lâm sàng (DSLS) trong kiến thức về hóa trị và mức độ hài lòng của của bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất chu kỳ 1. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trước - sau can thiệp được thực hiện trên 79 bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất chu kì 1 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội (TƯQĐ) 108). Kết quả: Bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất sau khi được tư vấn bởi DSLS có sự cải thiện điểm kiến thức từ 35,7 đến 73,3/100 (p<0,001). Phần lớn câu hỏi (10/15) có tỷ lệ bệnh nhân trả lời đúng tăng gấp đôi sau khi tư vấn. Xét riêng từng câu hỏi trong bộ câu hỏi về kiến thức điều trị chung và phác đồ hóa trị, tỷ lệ bệnh nhân trả lời đúng đều tăng có ý nghĩa thống kê. Sau tư vấn, có 98,7% bệnh nhân đánh giá hoạt động tư vấn là “có ích”. Toàn bộ bệnh nhân đánh giá hoạt động tư vấn bởi DSLS là “quan trọng”, thông tin được cung cấp mức độ “đầy đủ”. Có 97,5% bệnh nhân đánh giá “hài lòng” hoặc “rất hài lòng” về thời lượng tư vấn. Kết luận: DSLS đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao kiến thức của bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất chu kì 1. Tư vấn sử dụng thuốc có thể triển khai như một hoạt động thường quy và mở rộng mô hình tư vấn trên các đối tượng bệnh nhân ung thư khác nhằm nâng cao chất lượng điều trị ung thư tại bệnh viện.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Vũ Thị Diệu Huế (2022) Khảo sát đặc điểm kiến thức và hành vi tư chăm sóc của bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
3. Amina Mohamed Rashad El-Nemer, Maha Ibrahim Ismail El-Zafrani et al (2015) Utilization of a self- care educational program for alleviating chemotherapy induced physical side effects. Journal of Cancer Treatment and Research 3(1): 8-16..
4. Busch EL, Martin C et al (2015) Functional health literacy, chemotherapy decisions, and outcomes among a colorectal cancer cohort. Cancer Control, 22(1): 95-101.
5. Coolbrandt A, Van den Heede K et al (2013) The Leuven questionnaire on patient knowledge of chemotherapy (L-PaKC): Instrument development and psychometric evaluation. Eur J Oncol Nurs 17(4): 465-73.
6. Dang CC, Amiruddin M, Lai SS, Low CF and Chan SY (2017) An Emerging Role of Pharmacist in Pre-chemotherapy Counseling Among Breast Cancer Patients. Indian J Pharm Sci 79(2): 294-302.
7. Elliott MN, Lehrman WG, et al (2012) Gender differences in patients' perceptions of inpatient care. Health Serv Res 47(4): 1482-501.
8. Jiang Y, Sereika SM et al (2016) Beliefs in chemotherapy and knowledge of cancer and treatment among african american women with newly diagnosed breast cancer. Oncol Nurs Forum 43(2): 180-189.
9. Organisation World Health (2018), Retrieved August 23th, 2023, from https://www. who.int/health-topics/cancer#tab=tab_1.
10. Park D, Patel S et al (2022) Impact of pharmacist-led patient education in an ambulatory cancer center: A pilot quality improvement project. J Pharm Pract 35(2): 268-273.
11. Torre LA, Bray F et al (2015) Global cancer statistics 2012. CA Cancer J Clin 65(2): 87-108.