Nghiên cứu điều chế phức hợp 131I-ANA và phân bố sinh học trên chuột mang ung thư sarcoma-180

  • Nguyễn Thị Thu Viện Nghiên cứu hạt nhân
  • Nguyễn Thị Khánh Giang Viện Nghiên cứu hạt nhân
  • Trần Anh Kiệt Trường Đại học KHTN TP. Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Thu Minh Châu Trường Đại học Y Hà Nội
  • Nguyễn Thị Ngọc Viện Nghiên cứu hạt nhân
  • Nguyễn Lê Thư Trúc Viện Nghiên cứu hạt nhân
  • Đặng Hồ Hồng Quang Viện Nghiên cứu hạt nhân
  • Phạm Thành Minh Viện Nghiên cứu hạt nhân

Main Article Content

Keywords

Kháng thể kháng nhân, phức hợp phóng xạ, ung thư sarcoma-180, 131I

Tóm tắt

Mục tiêu: Báo cáo này mô tả quy trình đánh dấu 131I với kháng thể kháng nhân (ANA) để điều chế phức hợp phóng xạ 131I-ANA dùng trong nghiên cứu chẩn đoán và điều trị ung thư. Kháng thể ANA là kháng thể tự miễn, có khả năng đi vào nhân và gắn với các chất trong nhân. Kháng thể gắn phóng xạ sẽ định vị trong vùng hoại tử trong khối ung thư. Đối tượng và phương pháp: ANA được nghiên cứu đánh dấu với đồng vị phóng xạ 131I bằng phương pháp chloramin T với các khảo sát về hàm lượng các chất, pH và thời gian. 131I-ANA được kiểm tra độ tinh khiết hoá phóng xạ, độ ổn định bằng phương pháp điện di trên giấy. Phân bố sinh học được thực hiện trên 30 con chuột mang khối ung thư sarcoma-180. Kết quả: Hiệu suất điều chế 131I-ANA đạt 95,51 ± 0,94% với hàm lượng kháng thể là 200mg và hoạt độ phóng xạ là 1,0mCi, pH 7,4, thời gian 5-10 phút ở nhiệt độ phòng. Độ tinh khiết hóa phóng xạ trên 98% và ổn định 16 ngày. Phức hợp tập trung cao trong mô ung thư trên chuột sau khi tiêm 24 giờ và duy trì đến 72 giờ. Kết luận: 131I-ANA được điều chế thành công với hiệu suất cao, ổn định dài ngày, là phức hợp phóng xạ lý tưởng có tiềm năng sử dụng trong các nghiên cứu điều trị ung thư ác tính. 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Gordon RE, Jennifer FN, Sanjaya S, Russell BL, and Iqbal SG (2020) Harnessing SLE autoantibodies for intracellular delivery of biologic therapeutics. Trends Biotechnol 39: 298-310. http://doi:10.1016/j. tibtech.2020.07.003.
2. Juan IV, Marcos LH (2022) Disease criteria of systemic lupus erythematosus (SLE); the potential role of non-criteria autoantibodies. Journal of Translational Autoimmunity 5: 100143 https://doi.org/10.1016/j.jtauto.2022.100143.
3. Li H, Zheng Y, Chen L & Lin S (2022) High titers of antinuclear antibody and the presence of multiple autoantibodies are highly suggestive of systemic lupus erythematosus. Nature Scientific Reports 12: 1687. https://doi.org/10.1038/s41598-022-05807-6.
4. Dimitrov JD (2020) Harnessing therapeutic potential of “rogue” antibodies. Trends Pharmacol. Sci 41: 411–417 http://doi:10.1016/j.tips.2020.03.005.
5. Larson SM, Carrasquillo JA, Cheung NKV, Press O (2015) Radioimmunotherapy of human tumours. Nature Rev. Cancer 15: 347-360 http://doi:10.1038/nrc3925.
6. Thi-Thu N, Khanh-Giang N, Thi-Ngoc N et al (2021) Efficacy of nimotuzumab (hR3) conjugated with 131I or 90Y in laryngeal carcinoma xenograft mouse model. Intern J of Rad. Biol 97(5): 704-713 http://doi:10.1080/09553002.2021.1889703.
7. Mythili K, Grace S, Haladhar DS et al (2015) 131I-Nimotuzumab A potential radioimmunotherapeutic agent in treatment of tumors expressing EGFR. Appl Rad and Isotop 102: 98-102.