Vai trò PET/CT trên bệnh nhân sau điều trị ung thư biểu mô tế bào gan có PIVKA-II hoặc AFP-L3 cao

  • Cao Văn Khánh Bệnh viện Quân Y 175
  • Nguyễn Xuân Cảnh Bệnh nhân Chợ Rẫy

Main Article Content

Keywords

Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG), PET/CT (Positron Emission Tomography/ Computed Tomography), PIVKA-II và AFP-L3, FDG (F-18 Fluorodeoxyglucose

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát hình ảnh PET/CT (Positron Emission Tomography/Computed Tomography) với thuốc phóng xạ F-18 Fluorodeoxyglucose (FDG) trong theo dõi ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) có PIVKA-II (Protein induced by the absence of vitamin K or antagonist II) hoặc AFP-L3 cao. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu những bệnh nhân UTBMTBG sau điều trị, theo dõi có nồng độ huyết thanh PIVKA-II > 40mAU/ml hoặc AFP-L3 > 10% và có ghi hình FDG PET/CT với CT động nhằm khảo sát đặc điểm hình ảnh FDG PET/CT trong sự tương quan với nồng độ PIVKA-II và AFP-L3 (Lens culinaris agglutinin-reactive AFP). Kết quả: 42/48 bệnh nhân trong nghiên cứu (chiếm 87,5%) có tổn thương trên hình ảnh FDG PET/CT, trong đó 16 bệnh nhân (33,3%) có tổn thương ở gan, 10 bệnh nhân (20,8%) có tổn thương ngoài gan và 16 bệnh nhân (33,3%) có tổn thương ở gan và ngoài gan. 26/48 bệnh nhân (54,2%) có tổn thương ngoài gan: Di căn phổi (31,2%), hạch ở xa (16,6%), phúc mạc (8,3%), hạch vùng (6,2%), xương (6,2%) và thượng thận (2,1%). Tỷ lệ AFP-L3 trung bình là 40,6% ở nhóm bệnh nhân có tổn thương và 11,7% ở nhóm không phát hiện tổn thương (p=0,02). Không có sự khác biệt ý nghĩa về nồng độ PIVKA-II giữa 2 nhóm bệnh nhân. Kết luận: Ở bệnh nhân UTBMTBG đã điều trị có nồng độ huyết thanh PIVKA-II hoặc AFP-L3 cao, thì FDG-PET/CT với CT động đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện các tổn thương. Cần xem xét chỉ định FDG PET/CT khi kết quả hình ảnh thường qui không phát hiện được tổn thương hoặc khi muốn đánh giá kỹ hơn và phát hiện thêm các tổn thương khác trong cơ thể

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Quang Nghĩa (2018) Kết quả điều trị phẫu thuật ung thư biểu mô tế bào gan kích thước lớn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tạp chí Y - Dược học quân sự số chuyên đề ngoại bụng, tr. 64-69.
2. Chen Z, Liang H, Zhang X et al (2012) Value of (18)F-FDG PET/CT and CECT in detecting postoperative recurrence and extrahepatic metastasis of hepatocellular carcinoma in patients with elevated serum alpha-fetoprotein]. Nan Fang Yi Ke Da Xue Xue Bao 32(11): 1615-1619.
3. Izuishi K, Yamamoto Y, Mori H et al (2014) Molecular mechanisms of [18F] fluorodeoxyglucose accumulation in liver cancer. Oncol Rep 31(2): 701-706.
4. Katyal S, Oliver JH, Peterson MS et al (2000) Extrahepatic metastases of hepatocellular carcinoma. Radiology 216(3): 698-703.
5. Kim DY, Paik YH, Ahn SH et al (2007) PIVKA-II is a useful tumor marker for recurrent hepatocellular carcinoma after surgical resection. Oncology 72(1): 52-57.
6. Park SJ, Jang JY, Jeong SW et al (2017) Usefulness of AFP, AFP-L3, and PIVKA-II, and their combinations in diagnosing hepatocellular carcinoma. Medicine (Baltimore) 96(11): 5811.
7. Shawky Elsawabi A, Abdel wahab K, Ibrahim W et al (2019) α-Fetoprotein (AFP)-L3% and transforming growth factor B1 (TGFB1) in prognosis of hepatocellular carcinoma after radiofrequency. Egypt Liver Journal 9, 8.
8. Globocan (2020). https://gco.iarc.fr/today/data/ factsheets/populations/704-viet-nam-fact-sheets.pdf.
9. Yamamoto K, Imamura H, Matsuyama Y et al (2010) AFP, AFP-L3, DCP, and GP73 as markers for monitoring treatment response and recurrence and as surrogate markers of clinicopathological variables of HCC. J Gastroenterol 45(12): 1272-1282.
10. Yip VS, Gomez D, Tan CY et al (2013) Tumour size and differentiation predict survival after liver resection for hepatocellular carcinoma arising from non-cirrhotic and non-fibrotic liver: A case-controlled study. Int J Surg 11(10): 1078-1082.
11. Yu R, Tan Z, Xiang X et al (2017) Effectiveness of PIVKA-II in the detection of hepatocellular carcinoma based on real-world clinical data. BMC Cancer 17(1): 608.