Đánh giá hiệu quả giảm đau do bệnh nhân tự điều khiển đường cạnh sống và ngoài màng cứng sau phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi

  • Nguyễn Minh Lý
  • Tống Xuân Hùng
  • Hoàng Quang Cường
  • Quách Nguyên Hà
  • Ngô Văn Định

Main Article Content

Keywords

Giảm đau tự điều khiển, ngoài màng cứng, cạnh sống, phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh hiệu quả giảm đau và một số tác dụng không mong muốn của phương pháp giảm đau do bệnh nhân tự điều khiển đường cạnh sống và ngoài màng cứng bằng bupivacain 0,1% kết hợp fentanyl 2mg/ml sau phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 40 bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt thuỳ phổi chia làm hai nhóm ngẫu nhiên: Nhóm PCTPA (Patient controlled thoracic paravertebral analgesia) gồm 20 bệnh nhân giảm đau tự điều khiển đường cạnh sống ngực bằng bupivacain 0,1% + fentanyl 2mg/ml, nhóm PCTEA (Patient controlled thoracic epidural analgesia) gồm 20 bệnh nhân được giảm đau tự điều khiển đường ngoài màng cứng ngực bằng bupivacain 0,1% + fentanyl 2mg/ml. Giảm đau tự điều khiển liều đầu bằng lidocain 1% 0,2ml/kg; duy trì bằng bupivacain 0,1% + fentanyl 2mg/ml liều 4 - 7ml/giờ, liều yêu cầu 3ml, thời gian khóa 30 phút. Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS khi nghỉ và khi vận động; theo dõi mạch, huyết áp, tần số thở, SpO2 trong 3 ngày liên tiếp sau mổ. Kết quả: Cả hai phương pháp có hiệu quả giảm đau tốt: Điểm VAS trung bình của nhóm cạnh sống và nhóm ngoài màng cứng luôn thấp hơn 2 khi nghỉ và thấp hơn 4 khi ho trong 72 giờ theo dõi giảm đau (p>0,05), số lần yêu cầu ở nhóm PCTEA (14 lần) thấp hơn không có ý nghĩa thống kê so với nhóm PCTPA (16 lần) (p>0,05). Tác dụng không mong muốn bao gồm hạ huyết áp, cảm giác tê bì chi trên, đau đầu, buồn nôn, nôn của nhóm giảm đau đường cạnh sống gặp với tỷ lệ thấp hơn nhóm ngoài màng cứng (p>0,05). Kết luận: Phương pháp giảm đau do bệnh nhân tự điều khiển đường cạnh sống và ngoài màng cứng sau phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi bằng bupivacain 0,1% + fentanyl 2mg/ml có hiệu quả giảm đau tốt tương đương nhau, trong khi đó một số tác dụng không mong muốn của nhóm giảm đau đường cạnh sống gặp với tỷ lệ thấp hơn nhóm ngoài màng cứng (p>0,05).


Từ khóa: Giảm đau tự điều khiển, ngoài màng cứng, cạnh sống, phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Tú (2002) Gây mê cho phẫu thuật nội soi lồng ngực. Bài giảng Gây mê hồi sức (tập 2). Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 84-102.
2. David S (2003) Anesthesia for thoracic surgery. Oxford Handbook of Anesthesia, ed. K.G.A.a.I.A. Willson. New York, USA: Oxford University.
3. Behera BK, Puri GD, Ghai B (2008) Patient-controlled epidural analgesia with fentanyl and bupivacaine provides better analgesia than intravenous morphine patient-controlled analgesia for early thoracotomy pain. J Postgrad Med 54(2): 86-90.
4. Fibla JJ et al (2011) The efficacy of paravertebral block using a catheter technique for postoperative analgesia in thoracoscopic surgery: A randomized trial. Eur J Cardiothorac Surg 40(4): 907-911.
5. Yeung JH et al (2016) Paravertebral block versus thoracic epidural for patients undergoing thoracotomy. Cochrane Database Syst Rev 2: CD009121.
6. Kaya FN et al (2012) Thoracic paravertebral block for video-assisted thoracoscopic surgery: Single injection versus multiple injections. J Cardiothorac Vasc Anesth 26(1): 90-94.
7. Naja Z and Lonnqvist PA (2001) Somatic paravertebral nerve blockade. Incidence of failed block and complications. Anaesthesia 56(12): 1184-1188.
8. Batra RK, Krishnan K, and Agarwal A (2011) Paravertebral block. J Anaesthesiol Clin Pharmacol 27(1): 5-11.
9. Davies RG, Myles PS, and Graham JM (2006) A comparison of the analgesic efficacy and side effects of paravertebral vs epidural blockade for thoracotomy a systematic review and meta analysis of randomized trials. Br J Anaesth 96(4): 418-426.