Nghiên cứu những biến đổi của hạch hạnh nhân trên hình ảnh cộng hưởng từ ở bệnh nhân nghiện rượu

  • Nguyễn Thị Sinh Học viện Quân Y
  • Nguyễn Duy Bắc Học viện Quân y
  • Đặng Tiến Trường Học viện Quân y
  • Nguyễn Trường Giang Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
  • Trần Ngọc Tuấn Học viện Quân y
  • Trần Ngọc Anh Học viện Quân y

Main Article Content

Keywords

Hạch hạnh nhân, cộng hưởng từ, nghiện rượu

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa tình trạng nghiện rượu với sự thay đổi hình thái hạch hạnh nhân trên hình ảnh cộng hưởng từ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ tháng 01/2020 đến tháng 6/2022 tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Phương pháp Stepwise AIC được sử dụng để xác định mô hình tối ưu liên quan đến thể tích hạch hạnh nhân. Kết quả: Tổng số 140 bệnh nhân nam đã đượ̣c tuyển chọn tham gia nghiên cứu với tỷ lệ nghiện rượu trên không nghiện rượu là 1:1. Mô hình tối ưu được đề xuất cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng nghiện rượu với các thể tích nêu trên và thể tích nội sọ có mố́i liên quan thuận chiều với thể tích hạch hạnh nhân. Nhưng tuổi lại có mối liên quan nghịch chiều với thể tích hạch hạnh nhân bên trái, tuy nhiên mối liên quan giữa tuổi và hạch hạnh nhân bên phải không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng về mối liên quan giữa tình trạng nghiện rượu với thể tích hạch hạnh nhân thấp.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2018) Global status report on alcohol and health 2018. World Health Organization, Geneva. Licence: CC BY-NC-SA 3.0 IGO.
2. Janak PH, Tye KM (2015) From circuits to behaviour in the amygdala. Nature 517(7534): 284-292.
3. American Psychiatric Association, American Psychiatric Association, btv (2013) Diagnostic and statistical manual of mental disorders: DSM-5. American Psychiatric Association, Washington, D.C.
4. Đặng Trần Khang và cộng sự (2021) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị hội chứng cai rượu tại Bệnh viện Quân y 175. Tạp chí Y dược thực hành 175, 26, tr. 72-85.
5. Tomasi D, Wiers CE, Manza P et al (2021) accelerated aging of the amygdala in alcohol use disorders: Relevance to the dark side of addiction. Cereb Cortex 31(7): 3254-3265.
6. Wrase J, Makris N, Braus DF et al (2008) Amygdala volume associated with alcohol abuse relapse and craving. Am J Psychiatry 165(9): 1179-1184.
7. Fein G, Landman B, Tran H et al (2006) Brain atrophy in long-term abstinent alcoholics who demonstrate impairment on a simulated gambling task. NeuroImage 32(3): 1465-1471.
8. Dager AD, McKay DR, Kent JW et al (2015) Shared genetic factors influence amygdala volumes and risk for alcoholism. Neuropsychopharmacology 40(2): 412-420.