Kết quả hồi phục chức năng và một số yếu tố tiên lượng trong điều trị chảy máu não tự phát trên lều bằng phẫu thuật dẫn lưu định vị kết hợp bơm alteplase

  • Đặng Hoài Lân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Trọng Yên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Văn Hòe Bệnh viện Quân y 103
  • Nguyễn Thành Bắc Bệnh viện Quân y 103

Main Article Content

Keywords

Chảy máu não tự phát, phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, tiêu sợi huyết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả (tại thời điểm 3, 6 và 12 tháng) và xác định một số yếu tố tiên lượng hồi phục chức năng 12 tháng sau phẫu thuật dẫn lưu định vị, kết hợp bơm alteplase đối với các chảy máu não tự phát trên lều. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 80 trường hợp chảy máu não tự phát trên lều được phẫu thuật dẫn lưu định vị, kết hợp bơm alteplase sau mổ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 55,6 ± 11,4 (28-80), tỷ lệ nam/nữ là 4/1. Chảy máu vùng hạch nền - đồi thị chiếm 73,7%. Kết quả: Kết quả phục hồi chức năng tại các thời điểm 3, 6 và 12 tháng sau phẫu thuật tương đương nhau, trong đó 50% có kết quả hồi phục chức năng tốt với mRS 0-3 và 50% có kết quả phục hồi chức năng xấu với mRS 4-6 (có 20 trường hợp tử vong; mRS = 6). Phân tích hồi quy logistic từng bước có điều kiện, ở bước cuối cùng cho thấy: Tuổi ≥ 65 (OR = 9,933, 95% CI = 1,960-50,331, p=0,006), Glasgow trước mổ ≤ 9 điểm (OR = 5,462, 95% CI = 1,442-20,695, p=0,012), đè đẩy đường giữa trước mổ > 10mm (OR = 17,692, 95% CI = 3,850-81,315; p = 0,001) và thể tích máu tụ còn lại ≥ 20ml (OR = 8,888, 95% CI = 1,965-40,204, p=0,005) là các yếu tố tiên lượng độc lập trong phân tích tiên lượng tình trạng hồi phục chức năng xấu ở thời điểm 12 tháng. Kết luận: Dẫn lưu ổ máu tụ dưới hướng dẫn của định vị kết hợp bơm alteplase cho kết quả khả quan về khả năng hồi phục chức năng tốt sau phẫu thuật. Tuổi ≥ 65, điểm Glasgow trước mổ ≤ 9 điểm, mức độ đè đẩy đường giữa trước mổ > 10mm và thể tích máu tụ còn lại ≥ 20ml là các yếu tố tiên lượng độc lập liên quan đến tình trạng hồi phục chức năng xấu.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. van Nieuwenhuizen KM, Vaartjes I, Verhoeven JI, Rinkel GJ, Kappelle LJ, Schreuder FH, Klijn CJ (2020) Long-term prognosis after intracerebral haemorrhage. Eur Stroke J 5(4): 336-344. doi: 10.1177/2396987320953394.
2. Li M, Mu F, Su D, Han Q, Guo Z, Chen T (2020) Different surgical interventions for patients with spontaneous supratentorial intracranial hemorrhage: A network meta-analysis. Clin Neurol Neurosurg 188: 105617.
3. Broderick JP, Brott TG, Duldner JE, Tomsick T, Huster G (1993) Volume of intracerebral hemorrhage. A powerful and easy-to-use predictor of 30-day mortality. Stroke 24(7): 987-993.
4. Liao CC, Chen YF, Xiao F (2018) Brain midline shift measurement and its automation: A review of techniques and algorithms. Int J Biomed Imaging 2018: 4303161.
5. Graeb DA, Robertson WD, Lapointe JS, Nugent RA, Harrison PB (1982) Computed tomographic diagnosis of intraventricular hemorrhage. Etiology and prognosis. Radiology 143(1): 91-96.
6. Thiex R, Rohde V, Rohde I, Mayfrank L, Zeki Z, Thron A, Gilsbach JM, Uhl E (2004) Frame-based and frameless stereotactic hematoma puncture and subsequent fibrinolytic therapy for the treatment of spontaneous intracerebral hemorrhage. J Neurol 251: 1443-1450.
7. Wang GQ, Li SQ, Huang YH, Zhang WW, Ruan WW, Qin JZ, Li Y, Yin WM, Li YJ, Ren ZJ, Zhu JQ, Ding YY, Peng JQ, Li PJ (2014) Can minimally invasive puncture and drainage for hypertensive spontaneous Basal Ganglia intracerebral hemorrhage improve patient outcome: A prospective non-randomized comparative study. Military Medical Research 1: 10.
8. Wu R, Qin H, Cai Z, Shi J, Cao J, Mao Y, Dong B (2018) The clinical efficacy of electromagnetic navigation-guided hematoma puncture drainage in patients with hypertensive basal ganglia hemorrhage. World Neurosurgery 118: 115-122.
9. Sirh S, Park HR (2018) Optimal surgical timing of aspiration for spontaneous supratentorial intracerebral hemorrhage. J Cerebrovasc Endovasc Neurosurg 20(2): 96-105.
10. Zhang K, Wei L, Zhou X, Yang B, Meng J, Wang P (2022) Risk factors for poor outcomes of spontaneous supratentorial cerebral hemorrhage after surgery. Journal of Neurology: 1-11.
11. Ji R, Shen H, Pan Y, Wang P, Liu G, Wang Y, Li H, Zhao X, Wang Y; China National Stroke Registry (CNSR) investigators (2013) A novel risk score to predict 1-year functional outcome after intracerebral hemorrhage and comparison with existing scores. Crit Care 17(6): 275. doi: 10.1186/cc13130.