Vai trò của thay huyết tương trên tỷ lệ sống ngắn hạn ở bệnh nhân suy gan cấp trên nền bệnh gan mạn tính

  • Bùi Hữu Hoàng Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Võ Huy Văn Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bùi Khánh Duy Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Quách Tiến Phong Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phan Thế Sang Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Thị Thu Hải Bệnh viện Nguyễn Trãi, Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Thay huyết tương, suy gan cấp trên nền bệnh gan mạn tính, tỷ lệ sống ngắn hạn

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị của thay huyết tương trên tỷ lệ sống ngắn hạn ở bệnh nhân suy gan cấp trên nền bệnh gan mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, được thực hiện tại Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2019 đến tháng 7/2022. Các bệnh nhân thỏa các tiêu chí suy gan cấp trên nền bệnh gan mạn tính theo tiêu chuẩn APASL 2019 (Hội Nghiên cứu bệnh gan châu Á - Thái Bình Dương) được nhận vào nghiên cứu. Kết quả: 95 bệnh nhân suy gan cấp trên nền bệnh gan mạn tính được thu thập, trong đó, 72 bệnh nhân được điều trị nội khoa thông thường và 23 bệnh nhân được thay huyết tương. Các yếu tố như tuổi, giới, yếu tố thúc đẩy bệnh, mức độ bệnh não gan, albumin, AST, ALT, natri máu, lactate máu, creatinin và nồng độ amoniac không khác nhau giữa 2 nhóm. Qua theo dõi điều trị, các bệnh nhân được thay huyết tương có nồng độ INR, bilirubin toàn phần, các thang điểm MELD, MELD-Na, AARC thấp hơn nhóm điều trị nội khoa. Bệnh nhân được thay huyết tương có tỷ lệ sống 30 ngày cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không thay huyết tương (60,87% và 36,11%, p=0,036). Tuy nhiên, tỷ lệ sống 90 ngày không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (39,13% và 27,78%, p=0,303). Kết luận: Tỷ lệ sống 30 ngày ở nhóm thay huyết tương cao hơn có ý nghĩa so với nhóm được điều trị nội khoa đơn thuần, do đó thay huyết tương có thể được xem như là một phương pháp điều trị hữu hiệu ở bệnh nhân suy gan cấp trên nền mạn trong khi chờ đợi ghép gan.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Jalan R, Williams R (2002) Acute-on-chronic liver failure: Pathophysiological basis of therapeutic options. Blood Purif 20(3): 252-2612.
2. Moreau R, Jalan R, Ginès P et al (2013) Acute-on-chronic liver failure is a distinct syndrome that develops in patients with acute decompensation of cirrhosis. Gastroenterology 144(7): 1426-1437.
3. Clària J, Stauber RE, Coenraad MJ et al (2016) Systemic inflammation in decompensated cirrhosis: characterization and role in acute-on-chronic liver failure. Hepatology 64: 1249-1264.
4. Bernsmeier C, Pop OT, Singanayagam A et al (2015) Patients with acute-on-chronic liver failure have increased numbers of regulatory immune cells expressing the receptor tyrosine kinase MERTK. Gastroenterology 148(3): 603-615.
5. Fernández J, Acevedo J, Wiest R et al (2018) Bacterial and fungal infections in acuteon-chronic liver failure: Prevalence, characteristics and impact on prognosis. Gut 67: 1870-1880.
6. Sarin SK, Choudhury A, Sharma MK et al (2019) Acute-on-chronic liver failure: Consensus recommendations of the Asian Pacific Association for the Study of the Liver (APASL): An update. Hepatol Int 13: 353-390. (APASL 2019).
7. Kribben A, Gerken G, Haag S et al (2012) Effects of fractionated plasma separation and adsorption on survival in patients with acute-on-chronic liver failure. Gastroenterology 142(4): 782-789.
8. Bañares R, Nevens F, Larsen FS et al (2013) Extracorporeal albumin dialysis with the molecular adsorbent recirculating system in acute-on-chronic liver failure: The RELIEF trial. Hepatology 57: 1153-1162.
9. Thompson J, Jones N, Al-Khafaji A et al Extracorporeal cellular therapy (ELAD) in severe alcoholic hepatitis: A multinational, prospective, controlled, randomized trial. Liver Transpl 24: 380-393.
10. Mao W, Ye B, Lin S, Fu Y, Chen Y, Chen Y (2010) Prediction value of model for end-stage liver disease scoring system on prognosis in the acute on chronic liver failure patients with plasma exchange treatment. ASAIO J 56(5): 475-478.
11. Qin G, Shao JG, Wang B, Shen Y, Zheng J, Liu XJ, Zhang YY, Liu YM, Qin Y, Wang LJ (2014) Artificial liver support system improves short- and long-term outcomes of patients with HBV-associated acute-on-chronic liver failure: A single-center experience. Medicine (Baltimore) 93(28): 338.
12. Yue-Meng W, Yang LH, Yang JH, Xu Y, Yang J, Song GB (2016) The effect of plasma exchange on entecavir-treated chronic hepatitis B patients with hepatic de-compensation and acute-on-chronic liver failure. Hepatol Int 10(3): 462-469.
13. Uchino J, Matsushita M (1994) Strategies for the rescue of patients with liver failure. ASAIO J 40(1): 74-77. PMID: 8186497.