Đánh giá kết quả điều trị nám má bằng laser pico giây tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Lê Thị Thu Hải
  • Bùi Thị Thu Phương
  • Nguyễn Thị Linh Lan

Main Article Content

Keywords

Nám má, laser pico giây, picoplus

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị nám má bằng laser pico giây tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi dọc và tự so sánh trên 58 bệnh nhân nám má (100% bệnh nhân nữ, độ tuổi trung niên, có chỉ số MASI trung bình ban đầu ở mức nặng - rất nặng đến khám và điều trị tại Khu Laser, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 7/2017 đến tháng 12/2018 bằng laser pico plus (Lutronic). Kết quả: Điểm MASI trung bình trước điều trị là 12,17 ± 4,43, số lần điều trị trung bình 9,05 ± 3,8, 94,8% bệnh nhân có cải thiện trong đó mức cải thiện trung bình là 48,3%, cải thiện tốt - xuất sắc đạt 37,9%. Tác dụng phụ thoáng qua: 3,4% có cảm giác rát bỏng. Kết luận: Điều trị nám má bằng laser pico giây là một trong những phương pháp hiệu quả, an toàn. Tuy nhiên, số lần điều trị kéo dài.


Từ khóa: Nám má, laser pico giây, picoplus.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Torres-Alvarez B, Mesa-Garza IG, Castanedo-Cazares JP et al (2011) Histochemical and immunohistochemical study in melasma: Evidence of damage in the basal membrane. Am J Dermatopathol 33(3): 291-295.
2. Esposito ACC, Brianezi G (2019) Ultrastructural characterization of damage in the basement membrane of facial melasma. Archives of Dermatological Research 312: 223–227.
3. Kimbrough-Green CK, Griffiths CE, Finkel LJ et al (1994) Topical retinoic acid (tretinoin) for melasma in black patients. A vehicle-controlled clinical trial. Arch Dermatol 130(6): 727-733.
4. Goh CL, Dlova CN (1999) A retrospective study on the clinical presentation and treatment outcome of melasma in a tertiary dermatological referral centre in Singapore. Singapore Med J 40(7): 455-458.
5. Jagannathan, Manjula, Sadagopan, Kumaravel, Ekkarakudy, Jaleena et al (2017) Clinico-epidemiological study of patients with melasma in a Tertiary Care Hospital- A prospective study. International Journal of Scientific Study 4(11): 117-120.
6. Passeron T, Picardo M (2018) Melasma, a photoaging disorder. Pigment Cell Melanoma Res 31(4): 461-465.
7. Seleit I, Bakry OA, Masoud E et al (2017) Identification of genotypes and allelic frequencies of vitamin D receptor gene polymorphism (TaqI) in egyptian melasma patients. Indian Dermatol Online J 8(6): 443-448.
8. Lee YJ, Shin HJ, Noh TK et al (2017) Treatment of melasma and post-inflammatory hyperpigmentation by a picosecond 755-nm alexandrite laser in Asian patients. Ann Dermatol 29(6): 779-781.
9. Chalermchai T, Rummaneethorn P (2018) Effects of a fractional picosecond 1,064nm laser for the treatment of dermal and mixed type melasma. J Cosmet Laser Ther 20(3): 134-139.
10. Lacz NL, Vafaie J, Kihiczak NI et al (2004) Postinflammatory hyperpigmentation: A common but troubling condition. Int J Dermatol 43(5): 362-365.