Nhận xét kết quả can thiệp thân chung động mạch vành trái tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Đỗ Văn Chiến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Thân chung động mạch vành trái, can thiệp qua da, stent, tử vong

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của kĩ thuật can thiệp thân chung động mạch vành trái qua da tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Bao gồm 93 bệnh nhân được chẩn đoán xác định có hẹp thân chung động mạch vành trái và có chỉ định can thiệp động mạch vành qua da. Tất cả dữ liệu về nhân trắc, lâm sàng và theo dõi bệnh nhân đều được trích xuất từ hệ thống lưu trữ điện tử của Bệnh viện. Các biến cố về tim mạch chính được ghi nhận thông qua hồ sơ hoặc phỏng vấn bệnh nhân qua điện thoại. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân là 71,30 ± 8,31 tuổi, trong đó nam giới chiếm tỷ lệ 79,6%. Yếu tố nguy cơ tim mạch hay gặp nhất là tăng huyết áp. Các biểu hiện trên lâm sàng: Đau ngực ổn định (30,6%), đau ngực không ổn định (19,3%), nhồi máu cơ tim không ST chênh lên (26,2%), nhồi máu cơ tim có ST chênh lên (22,2%). Tổn thương thường gặp đoạn xa (62%), bệnh nhân chủ yếu được can thiệp qua đường động mạch quay (71%), đặt 1 stent chiếm 44,1%. Trong thời gian nằm viện có 2 trường hợp tử vong (2,2%), 1 trường hợp có huyết khối trong stent (1%) và sau theo dõi 30 ngày có thêm 2 trường hơp tử vong và 1 trường hợp có xuất huyết tiêu hóa. Kết luận: Can thiệp thân chung động mạch vành trái qua da là phương pháp an toàn và hiệu quả với tỷ lệ tử vong trong thời gian nằm viện và sau 30 ngày thấp.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Boudriot E, Thiele H, Walther T, Liebetrau C, Boeckstegers P, Pohl T, Reichart B, Mudra H, Beier F, Gansera B, Neumann FJ, Gick M, Zietak T, Desch S, Schuler G, Mohr FW (2011) Randomized comparison of percutaneous coronary intervention with sirolimus-eluting stents versus coronary artery bypass grafting in unprotected left main stem stenosis. J Am Coll Cardiol 57(5): 538-545.
2. Chiarito M, Cao D, Nicolas J, Roumeliotis A, Power D, Chandiramani R, Sartori S, Camaj A, Goel R, Claessen BE, Stefanini GG, Mehran R, Dangas G (2021) Radial versus femoral access for coronary interventions: An updated systematic review and meta-analysis of randomized trials. Catheter Cardiovasc Interv 97(7): 1387-1396.
3. Hanson L, Vogrin S, Noaman S, Dinh D, Zheng W, Lefkovits J, Brennan A, Reid C, Stub D, Duffy SJ, Layland J, Freeman M, van Gaal W, Cox N, Chan W; Victorian Cardiac Outcomes Registry Investigators (2022) Long-term outcomes of unprotected left main percutaneous coronary intervention in centers without onsite cardiac surgery. Am J Cardiol 168: 39-46.
4. Levine GN, Bates ER, Blankenship JC, Bailey SR, Bittl JA, Cercek B, Chambers CE, Ellis SG, Guyton RA, Hollenberg SM, Khot UN, Lange RA, Mauri L, Mehran R, Moussa ID, Mukherjee D, Nallamothu BK, Ting HH (2011) 2011 ACCF/AHA/SCAI Guideline for Percutaneous Coronary Intervention. A report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines and the Society for Cardiovascular Angiography and Interventions. J Am Coll Cardiol 58(24): 7.
5. Mäkikallio T, Holm NR, Lindsay M et al (2016) Percutaneous coronary angioplasty versus coronary artery bypass grafting in treatment of unprotected left main stenosis (NOBLE): A prospective, randomised, open-label, non-inferiority trial. Lancet 388(10061): 2743-2752.
6. Nguyễn Hoàng Minh Phương, Phạm Thái Giang, Phạm Mạnh Hùng (2021) Khảo sát đặc điểm tổn thương thân chung động mạch vành trái trên siêu âm nội mạch ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính được can thiệp. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. 16(8).
7. Stone GW, Moses JW, and Leon MB (2007) Left main drug-eluting stents: natural progression or a bridge too far? J Am Coll Cardiol 50(6): 498-500. doi: 10.1016/j.jacc.2007.04.055. Epub 2007 Jul 23.
8. Stone GW, Sabik JF, Serruys PW et al (2016) Everolimus-eluting stents or bypass surgery for left main coronary artery disease. N Engl J Med 375(23): 2223-2235.
9. Yap J, Singh GD, Kim JS, Soni K, Chua K, Neo A, Koh CH, Armstrong EJ, Waldo SW, Shunk KA, Low RI, Hong MK, Jang Y, Yeo KK (2018) Outcomes of primary percutaneous coronary intervention in acute myocardial infarction due to unprotected left main thrombosis: The Asia-Pacific Left Main ST-Elevation Registry (ASTER). J Interv Cardiol 31(2): 129-135.
10. Zalewska-Adamiec M, Bachórzewska-Gajewska H, Kralisz P, Nowak K, Hirnle T, Dobrzycki S (2013) Prognosis in patients with left main coronary artery disease managed surgically, percutaneously or medically: A long-term follow-up. Kardiol Pol 71(8): 787-795.