Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh Crohn có rò hậu môn

  • Bùi Hữu Hoàng Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Đình Chương Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đặng Minh Luân Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Rò hậu môn, bệnh Crohn, biến chứng

Tóm tắt

Rò hậu môn là biến chứng thường gặp và có thể gây ra nhiều kết cục xấu cho bệnh nhân bệnh Crohn. Chụp cộng hưởng từ vùng chậu hay siêu âm qua ngã hậu môn là các xét nghiệm được khuyến cáo thực hiện để đánh giá giải phẫu đường rò. Thăm khám dưới gây mê cũng có vai trò quan trọng trong đánh giá rò hậu môn cũng như tiến hành các can thiệp tức thì như dẫn lưu áp xe hay cột dây thun. Kết hợp phương pháp này với chụp cộng hưởng từ hay siêu âm qua ngã hậu môn giúp gia tăng độ chính xác trong đánh giá trước điều trị. Chiến lược điều trị sẽ tùy thuộc vào loại đường rò (đơn giản hay phức tạp) và tình trạng viêm trực tràng đi kèm. Điều trị xuống thang thường được chọn lựa, nhất là đối với các trường hợp rò phức tạp hay có viêm trực tràng. Dẫn lưu áp xe và/hoặc cột dây thun là các điều trị đầu tay trước khi khởi động thuốc ức chế miễn dịch. Kháng TNF là chọn lựa hàng đầu trong điều trị nội khoa và thường dùng kèm với thuốc điều hòa miễn dịch và kháng sinh. Các can thiệp ngoại khoa đóng đường rò chỉ nên thực hiện khi viêm trực tràng đã cải thiện. Phẫu thuật cắt trực tràng và hậu môn nhân tạo trên dòng là các lựa chọn sau cùng, được chỉ định cho những trường hợp rò phức tạp, không đáp ứng với các điều trị kể trên.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Adamina M, Bonovas S, Raine T et al (2020) ECCO guidelines on therapeutics in Crohn's disease: Surgical treatment. J Crohns Colitis 14(2): 155-168.
2. Bemelman WA, Warusavitarne J, Sampietro GM, Serclova Z, Zmora O, Luglio G, de Buck van Overstraeten A, Burke JP, Buskens CJ, Colombo F, Dias JA, Eliakim R, Elosua T, Gecim IE, Kolacek S, Kierkus J, Kolho KL, Lefevre JH, Millan M, Panis Y, Pinkney T, Russell RK, Shwaartz C, Vaizey C, Yassin N, D'Hoore A (2018) ECCO-ESCP consensus on surgery for Crohn‘s disease. J Crohns Colitis 12(1): 1-16.
3. Fichera A, Zoccali M (2015) Guidelines for the surgical treatment of Crohn's perianal fistulas. Inflamm Bowel Dis 21(4): 753-758.
4. Gecse KB, Bemelman W, Kamm MA et al (2014) A global consensus on the classification, diagnosis and multidisciplinary treatment of perianal fistulising Crohn's disease. Gut 63(9): 1381-1392.
5. Lamb CA, Kennedy NA, Raine T et al (2021) British Society of gastroenterology consensus guidelines on the management of inflammatory bowel disease in adults. Gut 70(4): 1.
6. Ooi CJ, Makharia GK, Hilmi I et al (2016) Asia-Pacific consensus statements on Crohn's disease. Part 2: Management. J Gastroenterol Hepatol 31(1): 56-68.
8. Schwartz DA, Ghazi LJ, Regueiro M et al (2015) Guidelines for the multidisciplinary management of Crohn's perianal fistulas: Summary statement. Inflamm Bowel Dis 21(4): 723-730.
9. Schwartz DA, Ghazi LJ, Regueiro M (2015) Guidelines for medical treatment of Crohn's perianal fistulas: Critical evaluation of therapeutic trials. Inflamm Bowel Dis 21(4): 737-752.
10. Steinhart AH, Panaccione R, Targownik L et al (2019) Clinical practice guideline for the medical management of perianal fistulizing Crohn's disease: The Toronto consensus. Inflamm Bowel Dis 25(1): 1-13.
11. Torres J, Bonovas S, Doherty G et al (2020) ECCO Guidelines on Therapeutics in Crohn's disease: Medical treatment. J Crohns Colitis 14(1): 4-22.