Nghiên cứu đặc điểm biến chứng viêm tụy cấp sau can thiệp nội soi mật tụy ngược dòng tại Bệnh viện Quân y 175

  • Đào Đức Tiến Bệnh viện Quân y 175
  • Nguyễn Thế Dũng Bệnh viện Quân y 175

Main Article Content

Keywords

Viêm tụy cấp, nội soi mật tụy ngược dòng

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ viêm tụy cấp và yếu tố liên quan đến biến chứng viêm tụy cấp ở bệnh nhân sau nội soi can thiệp mật tụy ngược dòng. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu trên 51 bệnh nhân được can thiệp nội soi mật tụy ngược dòng tại Bệnh viện Quân y 175, từ tháng 01/2019 tới tháng 6/2022. Bệnh nhân được ghi nhận triệu chứng, xét nghiệm sinh hóa máu trước - sau can thiệp nội soi mật tụy ngược dòng. Kết quả: Tỷ lệ viêm tụy cấp sau can thiệp nội soi mật tụy ngược dòng là 11,76% với triệu chứng đau bụng cấp thượng vị chiếm 50,9%, thường gặp sau can thiệp cắt cơ Oddi, lấy sỏi và đặt stent ống mật chủ với thời gian kéo dài trên 60 phút, nồng độ amylase và lipase huyết tương ở bệnh nhận viêm tụy cấp khá cao với trung vị lần lượt là 1041U/L và 900U/L. Đa số bệnh nhân viêm tụy cấp mức độ nhẹ, đáp ứng tốt với điều trị nội khoa. Kết luận: Viêm tụy cấp là biến chứng thường gặp sau nội soi mật tụy ngược dòng. Bệnh được chẩn đoán sớm dựa vào đau bụng sau can thiệp và tăng nồng độ amylase và lipase máu, đa số bệnh nhân bị viêm tụy cấp mức độ nhẹ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đỗ Đình Công (2005) Nhận xét về viêm tụy cấp sau nội soi mật tụy ngược dòng. Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, 9, tr. 33-37.
2. Nguyễn Hữu Khâm, Dương Quang Huy, Nhượng Lê Hữu (2022) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến viêm tụy cấp sau nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi ống mật chủ. Tạp chí Y học Việt Nam, 518(1).
3. Nguyễn Công Long, Lục Lê Long (2022) Đánh giá kết quả phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng ở bệnh nhân sỏi ống mật chủ tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt Nam 513(1).
4. Artifon EL, Chu A, Freeman M, Sakai P, Usmani A, Kumar A (2010) A comparison of the consensus and clinical definitions of pancreatitis with a proposal to redefine post-endoscopic retrograde cholangiopancreatography pancreatitis. Pancreas, 39(4): 530-535.
5. Banks PA, Bollen TL, Dervenis C, Gooszen HG, Johnson CD, Sarr MG, Tsiotos GG, Vege SS; Acute Pancreatitis Classification Working Group (2013) Classification of acute pancreatitis 2012: Revision of the Atlanta classification and definitions by international consensus. Gut 62(1): 102.
6. Cheng CL, Sherman S, Watkins JL, Barnett J, Freeman M, Geenen J, Ryan M, Parker H, Frakes JT, Fogel EL, Silverman WB, Dua KS, Aliperti G, Yakshe P, Uzer M, Jones W, Goff J, Lazzell-Pannell L, Rashdan A, Temkit M, Lehman GA (2006) Risk factors for post-ERCP pancreatitis: A prospective multicenter study. Am J Gastroenterol 101(1): 139-147.
7. Cotton PB, Lehman G, Vennes J, Geenen JE, Russell RC, Meyers WC, Liguory C, Nickl N (1991) Endoscopic sphincterotomy complications and their management: An attempt at consensus. Gastrointest Endosc 37(3): 383-393.
8. Dumonceau JM, Andriulli A, Elmunzer BJ, Mariani A, Meister T, Deviere J, Marek T, Baron TH, Hassan C, Testoni PA, Kapral C (2010) European Society of Gastrointestinal Endoscopy (ESGE) Guideline: prophylaxis of post-ERCP pancreatitis. Endoscopy 42(6): 503-515.
9. He QB, Xu T, Wang J, Li YH, Wang L, Zou XP (2015) Risk factors for post-ERCP pancreatitis and hyperamylasemia: A retrospective single-center study. J Dig Dis 16(8): 471-478.
10. Iorgulescu A, Sandu I, Turcu F, Iordache N (2013) Post-ERCP acute pancreatitis and its risk factors. J Med Life 6(1): 109-113.
11. Tadehara M et al (2019) Usefulness of serum lipase for early diagnosis of post-endoscopic retrograde cholangiopancreatography pancreatitis. World J Gastrointest Endosc 11(9): 477-485.
12. Uchino Rie et al (2014) Detection of painless pancreatitis by computed tomography in patients with post-endoscopic retrograde cholangiopancreatography hyperamylasemia. 14(1): 17-20.