Đánh giá kiến thức thực hành dự phòng đột quỵ não ở bệnh nhân tăng huyết áp là cán bộ X tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức thực hành dự phòng đột quỵ não (ĐQN) ở bệnh nhân tăng huyết áp (THA) là cán bộ X tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Thu thập số liệu từ phỏng vấn trực tiếp 726 bệnh nhân THA là cán bộ X điều trị điều trị nội, ngoại trú tại Viện điều trị Cán bộ X và Khoa Khám bệnh cán bộ X từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021, thông qua bảng câu hỏi lựa chọn đã soạn sẵn. Kết quả: Trên 87% các đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) thực hiện các biện pháp thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi thói quen sinh hoạt sau khi mắc THA. Tuy nhiên, vẫn còn tương ứng 17,22% và 60,61% số bệnh nhân vẫn hút thuốc lá và uống rượu sau mắc THA. Có 69,97% tổng số các ĐTNC đo huyết áp hàng ngày. 75,07% đối tượng nghiên cứu kết hợp cả dùng thuốc với thay đổi lối sống để điều trị THA. Có 86,77% bệnh nhân tuân thủ điều trị có dùng thuốc hạ áp liên tục lâu dài và 93,66% bệnh nhân dùng thuốc hạ áp theo hướng dẫn của bác sĩ. Kết luận: Gần 3/4 bệnh nhân tăng huyết áp là cán bộ X tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có kiến thức thực hành tốt các biện pháp dự phòng đột quỵ. Tuy nhiên, số đối tượng nghiên cứu biết cách xử trí đúng khi có cơn tăng huyết áp kịch phát còn chưa cao (62%). Chúng ta cần phải hành động để khắc phục điểm yếu này trong dự phòng và xử trí khi có cơn tăng huyết áp kịch phát.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Minh Hiện và cộng sự (2013) Đột quỵ não. Nhà xuất bản Y học, tr. 64-86.
3. Huỳnh Văn Minh, Phạm Gia Khai, Đặng Vạn Phước, và cộng sự (2018) 2018 VNHA/VSH Guidelines for Diagnosis and Treatment of Hypertension in Adults. Retrieved 14th, February, 2023 from https://www.slideshare.net/tshuynt/2018-vnhavsh-guidelines-for-diagnosis-and-treatment-of-hypertension-in-adults.
4. Greenlund KJ, Neff LJ, Zheng ZJ, Keenan NL, Giles WH, Ayala CA, Croft JB, Mensah GA (2003) Low public recognition of major stroke symptoms. Am J Prev Med 25(4): 315-319.
5. Dar NZ, Khan SA, Ahmad A, Maqsood S (2019) Awareness of stroke and health-seeking practices among hypertensive patients in a Tertiary Care Hospital: A cross-sectional survey. Cureus 11(5): 4774-4774.
6. Trần Hồng Nhung (2014) Kiến thức, thực hành phòng đột quỵ và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y tế công cộng.
7. Pandian JD, Gall SL, Kate MP, Silva GS, Akinyemi RO, Ovbiagele BI, Lavados PM, Gandhi DBC, Thrift AG (2018) Prevention of stroke: A global perspective. Lancet 392(10154): 1269-1278.
8. Lim JS, Kwon HM, Kim SE, Lee J, Lee YS, Yoon BW (2017) Effects of temperature and pressure on acute stroke incidence assessed using a korean nationwide insurance database. Journal of stroke 19(3): 295-303.
9. Pan B, Jin X, Jun L, Qiu S, Zheng Q, Pan M (2019) The relationship between smoking and stroke. A meta-analysis. Medicine 98(12): 14872. DOI: 10.1097/MD. 0000000000014872.
10. Arisegi SA, Awosan KJ, Oche MO, Sabir AA, Ibrahim MT (2018) Knowledge and practices related to stroke prevention among hypertensive and diabetic patients attending Specialist Hospital, Sokoto, Nigeria. Pan Afr Med J 29: 63.
11. Rajan J, Sakthibalan M, Raj GM, Mangaiarkkarasi A (2019) Knowledge, attitude and practice of hypertension among hypertensive patients in a tertiary care teaching hospital. International Journal of Basic & Clinical Pharmacology 8: 1013.