Tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố lâm sàng và siêu âm tim nhĩ trái ở bệnh nhân bệnh thận mạn

  • Đỗ Văn Chiến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thu Hoài Bệnh viện Bạch Mai
  • Đặng Thị Vũ Diệu Bệnh viện Bạch Mai

Main Article Content

Keywords

Nhĩ trái, bệnh thận mạn, sức căng, nguy cơ tim mạch

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố lâm sàng và siêu âm tim nhĩ trái ở bệnh nhân có bệnh thận mạn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 150 đối tượng có bệnh thận mạn được điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2022. Tất cả các bệnh nhân đều được thăm khám lâm sàng và siêu âm tim qua thành ngực để đánh giá kích thước và sức căng nhĩ trái. Kết quả: Mức lọc cầu thận (MLCT), hemoglobin có tương quan nghịch với đường kính nhĩ trái (LAD) (r = -0,51, p<0,001, r = -0,27, p=0,002. Tuổi (nam > 60 tuổi, nữ > 55 tuổi) có liên quan đến suy giảm sức căng trữ máu ở mặt cắt 4 buồng nhiều gấp 2,9 lần so với bệnh nhân có tuổi không nguy cơ tim mạch (OR = 2,9, 95% CI: 1,4-4,5). Tăng HA tâm thu có nguy cơ bị giãn nhĩ trái nhiều gấp 7,85 lần so với bệnh nhân không có THA tâm thu (OR = 7,85, 95% CI: 3,89-16,79, p<0,05). Tăng HA tâm trương có nguy cơ bị giãn nhĩ trái nhiều gấp 2,58 lần so với bệnh nhân không có THA tâm trương (OR = 2,58; 95%CI: 1,67-6,20, p<0,05). Đái tháo đường có nguy cơ giảm sức căng trữ máu ở mặt cắt 4 buồng nhiều gấp 3,59 lần so với bệnh nhân có tuổi không nguy cơ tim mạch (OR = 3,59; 95%CI: 1,8-6,2). Kết luận: Tuổi (nam > 60, nữ > 55) ở bệnh nhân có bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp là những yếu tố lâm sàng có liên quan đến kích thước và sức căng nhĩ trái ở bệnh nhân bệnh thận mạn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Blume GG, Mcleod CJ, Barnes ME, Seward JB, Pellikka PA, Bastiansen PM, Tsang TS (2011) Left atrial function: Physiology, assessment, and clinical implications. European Journal of Echocardiography 12(6): 421-430.
2. Dandel M, Lehmkuhl H, Knosalla C, Suramelashvili N, Hetzer R (2009) Strain and strain rate imaging by echocardiography - basic concepts and clinical applicability. Curr Cardiol Rev 5(2): 133-148.
3. Foley RN (2003) The clinical epidemiology of cardiovascular diseases in chronic kidney disease: Clinical epidemiology of cardiac disease in dialysis patients: Left ventricular hypertrophy, ischemic heart disease, and cardiac failure. Seminars in Dialysis 16(2): 111-117.
4. Gan GCH, Bhat A, Kadappu KK, Fernandez F, Gu KH, Chen HHL, Eshoo S, Nankivell B, Thomas L (2021) Usefulness of left atrial strain to predict end stage renal failure in patients with chronic kidney disease. Am J Cardiol 151: 105-113.
5. Kadappu KK, Abhayaratna K, Boyd A, French JK, Xuan W, Abhayaratna W, Thomas L (2016) Independent echocardiographic markers of cardiovascular involvement in chronic kidney Disease: The value of left atrial function and volume. J Am Soc Echocardiogr 29(4): 359-367.
6. Khwaja A (2012) KDIGO clinical practice guidelines for acute kidney injury. Nephron Clin Pract 120(4): 7.
7. Kovesdy CP (2011) Epidemiology of chronic kidney disease: An update 2022. Kidney Int Suppl 12(1): 7-11.
8. Tanasa A, Burlacu A, Popa C, Kanbay M, Brinza C, Macovei L, Crisan-Dabija R, Covic A (2021) A systematic review on the correlations between left atrial strain and cardiovascular outcomes in chronic kidney disease patients. Diagnostics (Basel) 11(4): 671. doi: 10.3390/diagnostics11040671.
9. Tanasa A, Tapoi L, Ureche C, Sascau R, Statescu C, Covic A (2021) Left atrial strain: A novel “biomarker” for chronic kidney disease patients?. Echocardiography 38(12): 2077-2082.