Đặc điểm lâm sàng nhiễm Chlamydia trachomatis đường sinh dục ở phụ nữ vô sinh đến khám và điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (2020-2022)

  • Nguyễn Hòa Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Main Article Content

Keywords

Đặc điểm lâm sàng, nhiễm C. trachomatis, phụ nữ vô sinh

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng nhiễm C. trachomatis sinh dục ở phụ nữ vô sinh đến khám và điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (2020-2022). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2022 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. 119 phụ nữ vô sinh nhiễm C. trachomatis sinh dục đã được mô tả đặc điểm lâm sàng và 642 phụ nữ vô sinh không nhiễm được lựa chọn làm nhóm chứng. Các bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm C. trachomatis bằng bộ sinh phẩm Cobas 4800 CT/NG test theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Kết quả: Tăng tiết dịch âm đạo là triệu chứng gặp phổ biến nhất ở phụ nữ vô sinh nhiễm C. trachomatis với 67,22%, tiếp đến là đau bụng dưới ngoài kỳ kinh (40,34%), ngứa sinh dục (21,01%), đau khi quan hệ tình dục (16,81%), nóng rát âm đạo (15,13%), đái dắt, đái buốt (15,13%) và ra máu bất thường đường sinh dục (5,88%). Tỷ lệ viêm cổ tử cung, viêm âm đạo và tắc vòi trứng lần lượt là 80,67%, 75,63% và 45,45%. Tần suất của các triệu chứng lâm sàng ở phụ nữ vô sinh nhiễm C. trachomatis cao hơn có ý nghĩa so với ở phụ nữ vô sinh không nhiễm. Kết luận: Tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng ở phụ nữ vô sinh nhiễm C. trachomatis khá cao nhưng không đặc hiệu cho chẩn đoán.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Chen Y, Chen J, Yang L, Jiang Y, Li L, Yi W, Lan L, Zhang L (2017) Distribution of Chlamydia trachomatis genotypes in infective diseases of the female lower genital tract. Medical Science Monitor 23: 4477-4481.
2. Hussen S, Wachamo D, Yohannes Z, Tadesse E (2018) Prevalence of Chlamydia trachomatis infection among reproductive age women in sub Saharan Africa: a systematic review and meta-analysis. BMC Infectious Diseases 18(1): 596.
3. WHO (2007) Global strategy for the prevention and control of sexually transmitted infections: 2006 - 2015. In: Breaking the chain of transmission: 61.
4. Tjahyadi D, Ropii B, Tjandraprawira KD, Parwati I, Djuwantono T, Permadi W, Li T (2022) Female urogenital Chlamydia: Epidemiology, chlamydia on pregnancy, current diagnosis, and treatment. Annals of Medicine and Surgery 75: 103448.
5. Trần Hậu Khang (2008) Áp dụng kỹ thuật PCR trong chẩn đoán nhiễm Chlamydia trachomatis đường sinh dục tiết niệu. Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ Y tế.
6. Rawre J, Dhawan B, Malhotra N, Sreenivas V, Broor S, Chaudhry R (2016) Prevalence and distribution of Chlamydia trachomatis genovars in Indian infertile patients: A pilot study. Journal of Pathology, Microbiology and Immunology 124(12): 1109-1115.
7. Nguyễn Hải Đăng, Lê Minh Tâm (2020) Một số yếu tố liên quan đến nhiễm Chlamydia trachomatis ở phụ nữ vô sinh. Tạp chí Phụ sản 18(3), tr. 54-59.
8. Trần Đình Vinh, Phạm Chí Kong, Huỳnh Minh Nhật, Lê Hà Yến Chi (2020) Tình hình nhiễm Chlamydia trachomatis ở bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng năm 2018 - 2019. Tạp chí Phụ sản 18(2), tr. 57-62.
9. Bakhtiari A, Firoozjahi A (2007) Chlamydia trachomatis infection in women attending health centres in Babol: Prevalence and risk factors. Eastern Mediterranean health journal 13(5): 1124-1131.
10. Harahap J, Lutan D, Sarumpaet S, Eryando T (2014) Syndromic Approach and Spatial Analysis of Chlamydia trachomatis among Mother with Vaginal Discharge in Medan. Journal of Biology, Agriculture and Healthcare 4(9): 76-82.