Kết quả phẫu thuật tái tạo tổn khuyết sau cắt ung thư lưỡi tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của việc tái tạo các tổn khuyết sau cắt ung thư lưỡi. Đối tượng và phương pháp: Mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 36 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung thư lưỡi được phẫu thuật cắt tổn khuyết, tái tạo lại bằng các phương pháp khác nhau tại Trung tâm Phẫu thuật Sọ mặt và Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2019 đến tháng 6 năm 2022. Kết quả: Các bệnh nhân có độ tuổi từ 24-84, trung bình 57,06 tuổi, tỷ lệ nam/nữ là 3/1. Bệnh nhân ung thư lưỡi ở các giai đoạn I, II, III, IV lần lượt là 8,33%, 52,78%, 8,33% và 30,56%. Tổn khuyết lưỡi đơn thuần chiếm 30,56% còn lại là khuyết phức hợp lưỡi sàn miệng, trụ amidan, xương hàm dưới. Phương pháp tái tạo tổn khuyết sau cắt ung thư lưỡi bao gồm khâu đóng trực tiếp (30,56%), tái tạo bằng vạt dưới cằm (25%), tái tạo bằng vạt tự do (44,4%). Tỷ lệ sống của các vạt tạo hình là 100%, có 5 bệnh nhân gặp biến chứng sớm chiếm tỷ lệ 13,8%. Kiểm tra sau 12 tháng, lưỡi di động bình thường chiếm 33,3%; chức năng nói bình thường chiếm 13,8%, chức năng nuốt bình thường chỉ có 2,8%. Kết luận: Tổn khuyết sau cắt bỏ ung thư lưỡi có nhiều mức độ khác nhau. Tùy từng kích thước và thành phần tổn khuyết có những phương pháp tái tạo phù hợp. Kết quả phục hồi chức năng phụ thuộc chủ yếu vào kích thước tổn khuyết ở lưỡi.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Trần Đức Lợi (2003) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các yếu tốt tiên lượng ung thư lưỡi. Tạp chí Y học TPHCM, tr. 200-205.
3. Nguyễn Hữu Phúc (2004) Ung thư lưỡi: dịch tễ, chẩn đoán, điều trị. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
4. Trần Thanh Phương (2012) Nghiên cứu phẫu thuật và tạo hình trong điều trị ung thư lưỡi. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
5. Lê Văn Quảng và cộng sự (2021) Đánh giá kết quả tạo hình khuyết hổng khoang miệng bằng vạt dưới cằm trong điều trị phẫu thuật ung thư khoang miệng. Tạp chí Y Học Việt Nam, tập 498, tr. 173- 177.
6. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I et al (2018) Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin 68(6): 394-424.
7. Zanoni DK, Montero PH, Migliacci JC et al (2019) Survival outcomes after treatment of cancer of the oral cavity (1985-2015). Oral Oncol 90: 115-121.
8. Schantz SP, Harrison LB, Forastiere AA (1997) Tumor of NASAL cavity and paranasal sinuses, nasopharynx, oral cavity & oropharynx. Cancer Principles and Practice of Oncology 5th ed: 915-919.
9. Song Xiao-meng, Ye Jin-hai, Yuan Ye et al (2010) Radial forearm free flap for reconstruction of a large defect after radical ablation of carcinoma of the tongue and floor of the mouth: Some new modifications. ORL J Otorhinolaryngol Relat Spec 72(2): 106-112.
10. Hicks LW, North HJ et al (1998) Surgery as a single modality therapy for squamous cell carcinoma of the oral tongue. Am. J. Otolarygol: 24-28.
11. Mosier K, Liu W-C, Behin B, Lee C, Baredes S (2005) Cortical Adaptation following Partial Glossectomy with Primary Closure: Implications for Reconstruction of the Oral Tongue. Annal Oto Rhinol Laryngol 114: 681-687.
12. Skoner JM, Hornig J, Day TA (2006) Reconstruction of partial glossectomy defects. Oral Cavity Reconstruction, pp. 205-219.
13. Martin D, Pascal JF, Baudet J et al (1993) The submental island flap: A new donor site. Anatomy and clinical applications as a free or pedided flap. Plast Reconstr Surg 92(5): 867-873.
14. Chuanjun C, Zhiyuan Z et al (2002) Speech after partial glossectomy: A comparison between reconstruction and nonreconstruction Patients. J Oral Maxillofac Surg 60: 404-407.