Phẫu thuật nội soi mở ống tụy, tán sỏi bằng điện thuỷ lực, đặt dẫn lưu trong: Báo cáo trường hợp lâm sàng

  • Vũ Văn Quang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Viêm tụy mạn, sỏi ống tụy, phẫu thuật nội soi

Tóm tắt

Cho đến nay, qua y văn chúng tôi thấy chưa có báo cáo nào về phẫu thuật nội soi mở ống tụy, tán sỏi tụy bằng sóng thuỷ lực, dẫn lưu trong và không nối tụy ruột điều trị sỏi ống tụy. Chúng tôi giới thiệu một trường hợp: Bệnh nhân nữ, 56 tuổi, có triệu chứng đau thượng vị nhiều năm, vào viện ngày 02 tháng 01 năm 2023, chụp cắt lớp vi tính thấy hình ảnh sỏi đầu tụy, ống tụy giãn (18mm). Ngày 4 tháng 01 năm 2023, bệnh nhân được phẫu thuật nội soi mở ống tụy, tán sỏi bằng điện thuỷ lực, lấy sạch sỏi ống tụy, sau đó được đặt dẫn lưu ống tụy tá tràng. Phẫu thuật được thực hiện thành công không có tai biến, biến chứng trong và sau mổ, thời gian phẫu thuật 185 phút. Lượng máu mất trong mổ khoảng 50mL. Bệnh nhân ra viện vào ngày 9 tháng 1 năm 2023, triệu chứng đau bụng giảm hoàn toàn trong lần tái khám sau 1 tháng. Phẫu thuật nội soi mở ống tụy, nội soi tán sỏi và dẫn lưu trong và không nối tụy ruột có thể được áp dụng với chỉ định chặt chẽ, đây cũng là biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn ở những bệnh nhân có sỏi ống tụy kèm theo ống tụy giãn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Singh VK, Yadav D, Garg PK (2019) Diagnosis and management of chronic pancreatitis: A Review. JAMA - J Am Med Assoc 322(24): 2422-2434. doi:10.1001/jama.2019.19411.
2. Gruessner RW, Barrera K, Sharma S, Schwartzman A (2018) Surgery for chronic pancreatitis: What is the future? Clinics in Surgery - Breast Surgery 3. http:// clinicsinsurgery.com/.
3. Frey CF, Smith GJ (1987) Description and Rationale of a New Operation for Chronic Pancreatitis. Pancreas 2(6):701-707.
4. Liu BN, Zhang TP, Zhao YP, Liao Q, Dai MH, Zhan HX (2010) Pancreatic duct stones in patients with chronic pancreatitis: surgical outcomes. Hepatobiliary Pancreat Dis Int 9: 423-427.
5. Delhaye M, Vandermeeren A, Baize M, Cremer M (1992) Extracorporeal shock-wave lithotripsy of pancreatic calculi. Gastroenterology 102: 610-620.
6. Ohara H, Hoshino M, Hayakawa T et al (1996) Single application extracor- poreal shock wave lithotripsy is the first choice for patients with pan- creatic duct stones. Am J Gastroenterol 91: 1388-1394.
7. Dumonceau JM, Delhaye M, Tringali A et al (2012) Endoscopic treatment of chronic pancreatitis: European Society of Gastrointestinal Endoscopy (ESGE) clinical guideline. Endoscopy 44: 784-800.
8. Platonov MA, Gillis AM, Kavanagh KM (2008) Pacemakers, implantable cardioverter/defibrillators, and extracorporeal shockwave lithotripsy: evidence-based guidelines for the modern era. J Endourol 22:243-247.
9. Díte P, Ruzicka M, Zboril V, Novotný I (2003) A prospective, randomized trial comparing endoscopic and surgical therapy for chronic pancre- atitis. Endoscopy 35: 553-558.
9. Cahen DL, Gouma DJ, Nio Y et al (2007) Endoscopic versus surgical drain-age of the pancreatic duct in chronic pancreatitis. N Engl J Med 356: 676-684.