Đánh giá kết quả phối hợp chương trình phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh phẫu thuật nội soi cắt thực quản điều trị ung thư thực quản

  • Phạm Văn Hiệp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Phục hồi chức năng hô hấp trước phẫu thuật, phẫu thuật cắt thực quản, ung thư thực quản.

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phối hợp chương trình phục hồi chức năng hô hấp (PHCNHH) cho bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt thực quản điều trị ung thư thực quản. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả có can thiệp bao gồm 69 bệnh nhân (BN) được phẫu thuật cắt thực quản từ tháng 3/2019 tới tháng 3/2022 được chia thành 2 nhóm: Nhóm có phục hồi chức năng hô hấp gồm 31 bệnh nhân và nhóm không phục hồi chức năng hô hấp gồm 38 bệnh nhân. Các bệnh nhân trong nhóm phục hồi chức năng hô hấp được tiến hành trong ít nhất 3 ngày. Sau khi tiến hành phẫu thuật nội soi cắt thực quản, các biến chứng hô hấp sau phẫu thuật được ghi nhận và đánh giá theo phân loại Clavien-Dindo. Các dữ liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả: Tuổi trung bình ở nhóm có phục hồi chức năng hô hấp cao hơn so với nhóm không phục hồi chức năng hô hấp. Không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về tiền sử hút thuốc lá, uống rượu, vị trí khối u, giai đoạn bệnh, toàn trạng bệnh nhân, các bệnh lý kết hợp, điều trị hoá xạ trị trước phẫu thuật và các thông số SVC, FVC và FEV1. Nhóm có phục hồi chức năng hô hấp: Thời gian phẫu thuật trung bình ngắn hơn (283,39 phút so với 320,53 phút), số lượng hạch vét được cao hơn (27,61 hạch so với 20,08 hạch), thời gian trung bình đặt ống nội khí quản (NKQ) ngắn hơn (0,26 ngày so với 0,58 ngày), thời gian nằm ICU ngắn hơn (0,29 ngày so với 0,66 ngày), biến chứng viêm phổi thấp hơn (6,5% so với 21,1%), mức độ biến chứng trầm trọng thấp hơn (Clavien-Dindo II là 0% so với 34,6%). Tuy nhiên, thời gian nằm viện và tỷ lệ biến chứng hô hấp chung vẫn chưa có sự khác nhau có ý nghĩa giữa 2 nhóm. Kết luận: Chương trình phục hồi chức năng hô hấp trước phẫu thuật là biện pháp an toàn, khả thi giúp làm giảm tỷ lệ viêm phổi, thời gian đặt ống nội khí quản, thời gian nằm ICU sau phẫu thuật nội soi cắt thực quản điều trị ung thư thực quản.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Yamana I, Takeno S, Hashimoto T, Maki K, Shibata R, Shiwaku H, Shimaoka H, Shiota E, Yamashita Y (2015) Randomized controlled study to evaluate the efficacy of a preoperative respiratory rehabilitation program to prevent postoperative pulmonary complications after esophagectomy. Dig Surg 32(5): 331-337.
2. Schlottmann F and Patti MG (2019) Prevention of postoperative pulmonary complications after esophageal cancer surgery. J Thorac Dis 11(9): 1143-1144.
3. Yamamoto M, Shimokawa M, Yoshida D, Yamaguchi S, Ohta M, Egashira A, Ikebe M, Morita M, Toh Y (2020) The survival impact of postoperative complications after curative resection in patients with esophageal squamous cell carcinoma: propensity score-matching analysis. J Cancer Res Clin Oncol 146(5): 1351-1360.
4. Bộ Y tế (2014) Quy trình kỹ thuật phục hồi chức năng. Hà Nội.
5. Jammer I, Wickboldt N, Sander M, Smith A, Schultz MJ, Pelosi P, Leva B, Rhodes A, Hoeft A, Walder B, Chew MS, Pearse RM; European Society of Anaesthesiology (ESA) and the European Society of Intensive Care Medicine (ESICM); European Society of Anaesthesiology; European Society of Intensive Care Medicine (2015) Standards for definitions and use of outcome measures for clinical effectiveness research in perioperative medicine: European Perioperative Clinical Outcome (EPCO) definitions: a statement from the ESA-ESICM joint taskforce on perioperative outcome measures. Eur J Anaesthesiol 32(2): 88-105.
6. Inoue J, Ono R, Makiura D, Kashiwa-Motoyama M, Miura Y, Usami M, Nakamura T, Imanishi T, Kuroda D (2013) Prevention of postoperative pulmonary complications through intensive preoperative respiratory rehabilitation in patients with esophageal cancer. Dis Esophagus Off J Int Soc Dis Esophagus 26(1): 68-74.
7. Zingg U, Smithers BM, Gotley DC et al (2011) Factors associated with postoperative pulmonary morbidity after esophagectomy for cancer. Ann Surg Oncol 18(5): 1460-1468.
8. Saeki H, Tsutsumi S, Tajiri H et al (2017) Prognostic significance of postoperative complications after curative resection for patients with esophageal squamous cell carcinoma. Ann Surg 265(3): 527–533.
9. Uchihara T, Yoshida N, Baba Y et al (2018) Risk factors for pulmonary morbidities after minimally invasive esophagectomy for esophageal cancer. Surg Endosc 32(6): 2852–2858.
10. Ohi M, Toiyama Y, Omura Y et al (2019) Risk factors and measures of pulmonary complications after thoracoscopic esophagectomy for esophageal cancer. Surg Today 49(2): 176-186.
11. Sihag S, Kosinski AS, Gaissert HA et al (2016) Minimally invasive versus open esophagectomy for esophageal cancer: A comparison of early surgical outcomes from the society of thoracic surgeons national database. Ann Thorac Surg 101(4): 1281–1288; discussion 1288-1289.
12. Ashok A, Niyogi D, Ranganathan P et al (2020) The enhanced recovery after surgery (ERAS) protocol to promote recovery following esophageal cancer resection. Surg Today 50(4): 323-334.