Biểu hiện lâm sàng tại ruột và ngoài ruột của bệnh nhân viêm ruột mạn tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Đinh Thị Ngà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Cảnh Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Thái Doãn Kỳ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Lâm Tùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hoàng Kim Ngân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Minh Ngọc Quang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Dương Thị Tuyết Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Mai Thu Hoài Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Châu Loan Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Thuận Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Thị Ánh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Bệnh viêm ruột mạn, viêm loét đại trực tràng chảy máu.

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá các triệu chứng lâm sàng tại ruột và ngoài ruột của bệnh nhân viêm ruột mạn. Đối tượng và phương pháp: 87 bệnh nhân điều trị nội trú tại từ tháng 10/2020 đến tháng 9/2022 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Nghiên cứu mô tả, cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình của nghiên cứu 43,8; nam giới chiếm 64,4%; Crohn chiếm 51,7% và viêm loét đại trực tràng chảy máu chiếm 48,3%. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của bệnh Crohn là đau bụng 88,9%; rối loạn tiêu hóa (66,7%). Viêm loét đại trực tràng chảy máu triệu chứng chủ yếu là đại tiện phân máu (88%). Crohn liên quan đến phẫu thuật chiếm 18,4%; nguyên nhân do thủng chiếm 37,5%. Có 24,1% bệnh nhân có triệu chứng ngoài ruột: Khớp (61,9%); da niêm mạc (28,6%). Kết luận: Bệnh lý viêm ruột mạn gồm 2 bệnh lý Crohn và viêm loét đại trực tràng chảy máu bệnh biểu hiện các triệu chứng lâm sàng ở ruột và các triệu chứng ngoài ruột. Biểu hiện ngoài ruột của bệnh Crohn nhiều hơn viêm loét đại trực tràng chảy máu.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thu Hiền và cộng sự (2020) Bệnh Crohn chẩn đoán và điều trị. Tạp chí khoa học tiêu hoá Việt Nam 2020- Tập IX- số 58.
2. WY Mak et al (2020) The epidemiology of IBD: East meets West. Journal of Gastroenterology and Hepatology 35: 380-389.
3. Lichtenstein et al (2018) ACG Clinical Guideline: Management of Crohn’s Disease in Adults. Am J Gastroenterol 113:481-517.
4. Siew et al (2013) Incidence and phenotype of Inflammatory bowel disease based on results from the Asia-pacific Crohn’s and colitis epidemiology Study. Gastroenteroly 145: 158-165.
5. Wei et al (2013) A nationwide population-based study of the inflammatory bowel diseases between 1998 and 2008 in Taiwan. BMC Gastroenterology 13: 166.
6. Abdulrahman M et al (2014) Clinical epidemiology and phenotypic characteristics of Crohn’s disease in the central region of Saudi Arabia. The Saudi Journal of Gastroenterology 20(3): 162-169.
7. Sandra M et al (2012) Association of age at diagnosis and ulcerative colitis phenotype. Dig Dis Sci 57(9).
8. Joseph D (2017) Crohn disease: Epidemiology, diagnosis, and management. 2017 Mayo Foundation for Medical Education and Research n Mayo Clin Proc: 1-16.
9. Satsangi J (2006) The Montreal classification of inflammatory bowel disease: controversies, consensus, and implications. Gut 55: 749-753. doi: 10.1136/gut.2005.082909.
10. Javier P Gisbert et al (2008) Timing of surgery in Crohn’s disease: A key issue in the management. World J Gastroenterol 14(36): 5532-5539.
11. Jonathan S, Levine et al (2011) Extraintestinal Manifestations of Inflammatory Bowel Disease” Gastroenterology & Hepatology 7(4).
12. Istvan Fedor et al (2021) Temporal relationship of extraintestinal manifestations in inflammatory bowel disease. J. Clin. Med 10: 5984.