Nghiên cứu đặc điểm rối loạn trầm cảm, rối loạn stress sau sang chấn ở bệnh nhân COVID-19 kéo dài bằng thang điểm PHQ-9, PCL-5 tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

  • Đỗ Đình Tùng Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn

Main Article Content

Keywords

COVID-19, trầm cảm, rối loạn stress sau sang chấn

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, mối liên quan rối loạn trầm cảm, rối loạn stress sau sang chấn ở bệnh nhân COVID-19 kéo dài để đề ra các biện pháp phát hiện sớm, sàng lọc, chẩn đoán và quản lí điều trị. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện; đối tượng 378 bệnh nhân mắc COVID-19 kéo dài; sử dụng bảng câu hỏi PHQ-9 đánh giá trầm cảm; Bảng câu hỏi PCL-5 đánh giá rối loạn stress trong sang chấn. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có trầm cảm là 16,1%, trong đó: 11,1% mắc trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa chiếm 4%, 1% mắc trầm cảm nặng. Tỷ lệ người bệnh có rối loạn stress sau sang chấn trên thang PCL-5 là 1,3%. Nữ giới có tỷ lệ trầm cảm cao hơn nam giới. Nhóm tuổi ≥ 50 có khả năng mắc trầm cảm cao hơn 2,9 lần nhóm tuổi < 50, p=0,007. Nhóm bệnh nhân có nhiều triệu chứng trong giai đoạn cấp có khả năng mắc trầm cảm cao hơn nhóm ít triệu chứng 2,2 lần, p=0,035. Nhóm bệnh nhân rất lo lắng về biến chứng của COVID-19 có khả năng mắc trầm cảm cao hơn 4,8 lần so với nhóm ít/không lo lắng, p=0,000. Nhóm bệnh nhân lo sợ bị kì thị nhiều có khả năng mắc trầm cảm cao hơn 2,7 so với nhóm không lo sợ, p=0,013. Kết luận: Đa số mắc trầm cảm mức độ nhẹ; các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm gồm tuổi ≥50, lo lắng nhiều về biến chứng của COVID-19, lo lắng bị kì thị, ≥ 5 triệu chứng trong giai đoạn cấp.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2020) Coronavirus disease 2019 (COVID-19). Situation report, 73, World Health Organization.
2. UK Office for National Statistics (2021) Prevalence of ongoing symptoms following Coronavirus (COVID-19) Infection in the UK. 1 April 2021; ONS: London, UK, 2021.
3. Carfì A, Bernabei R, Landi F (2020) Persistent Symptoms in Patients After Acute COVID-19. JAMA, 324(6): 603-605.
4. Arnold DT, Hamilton FW, Milne A (2021) Patient outcomes after hospitalisation with COVID-19 and implications for follow-up: Results from a prospective UK cohort. Thorax 76(4): 399-401.
5. Hanson SW, Abbafati C, Aerts JG et al (2022) A global systematic analysis of the occurrence, severity, and recovery pattern of long COVID in 2020 and 2021. medRxiv, 2022.05.26.22275532.
6. WHO (2021) A clinical case definition of post COVID-19 condition by a Delphi consensus. 1.
7. Huang C, Huang L, Wang Y (2021) 6-month consequences of COVID-19 in patients discharged from hospital: A cohort study. Lancet 397(10270): 220-232.
8. Mannan A, Mehedi HMH, Chy NUHA (2021) A multi-centre, cross-sectional study on coronavirus disease 2019 in Bangladesh: clinical epidemiology and short-term outcomes in recovered individuals. New Microbes New Infect 40: 100838.
9. Xu F, Wang X, Yang Y (2022) Depression and insomnia in COVID-19 survivors: A cross-sectional survey from Chinese rehabilitation centers in Anhui province. Sleep Med 91: 161-165.