Kết quả ghép tế bào gốc tủy xương tự thân điều trị xơ gan mất bù do viêm gan virus B

  • Đào Trường Giang
  • Bùi Tiến Sỹ
  • Vũ Viết Sáng
  • Nguyễn Bình An
  • Nguyễn Trọng Tuyển
  • Lý Tuấn Khải
  • Nguyễn Tiến Thịnh

Main Article Content

Keywords

Xơ gan mất bù, viêm gan virus B

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của ghép tế bào gốc tủy xương tự thân (ABMi) để điều trị xơ gan mất bù do viêm gan B. Đối tượng và phương pháp: 60 bệnh nhân xơ gan mất bù do virus viêm gan B (tuổi từ 41 – 74 tuổi) được đưa vào nghiên cứu từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 8 năm 2019 (trong đó 29 bệnh nhân điều trị ghép tế bào gốc tủy xương- nhóm ABMi, cả 2 nhóm được điều trị phác đồ chung cho bệnh nhân xơ gan). Tế bào gốc tuỷ xương (BM- HSCs) được thu thập từ 250ml dịch tủy xương, sau đó lọc khối tế bào gốc tủy xương, truyền vào qua qua động mạch gan. Các bệnh nhân được theo dõi 12 tháng sau ghép, đánh giá hiệu quả dựa trên xét nghiệm cận lâm sàng và thang điểm Child-Pugh, MELD tại thời điểm 3, 6 và 12 tháng. Kết quả: Sau điều trị, albumin máu cải thiện tốt hơn ở nhóm ABMi có ý nghĩa thống kê với p<0,05 so với nhóm chứng ở tháng thứ 6 và 12, không có sự cải thiện có ý nghĩa thống kê về bilirubin toàn phần giữa 2 nhóm, p>0,05. Điểm Child-Pugh ở nhóm ABMi ở 6 tháng giảm so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê với p<0,05, điểm MELD giảm ở 6 tháng so với trước điều trị, p>0,05. Các biến chứng như: Xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản, bệnh não gan, cổ trướng, viêm phúc mạc vi khuẩn tự phát ở 2 nhóm là tương đương nhau, p>0,05. Kết luận: Có sự cải thiện chức năng gan ở nhóm ABMi so với nhóm chứng sau khi điều trị.


Từ khóa: Xơ gan mất bù, viêm gan virus B.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1. Lại Thanh Thùy (2016) Nghiên cứu nồng độ B-type natriuretic peptide (BNP) huyết tương ở bệnh nhân xơ gan Child-Pugh B, C. Luận văn Thạc sỹ y học, Học viện Quân y.
2. Nguyễn Thị Mai Hương (2011) Nghiên cứu chỉ số MELD trong tiên lượng bệnh nhân xơ gan. Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Terai S et al (2006) Improved liver function in patients with liver cirrhosis after autologous bone marrow cell infusion therapy. Stem Cells 24(10): 2292-2298.
4. Kim JK et al (2010) Autologous bone marrow infusion activates the progenitor cell compartment in patients with advanced liver cirrhosis. Cell Transplant 19(10): 1237-1246.
5. Child CG and Turcotte JG (1964) Surgery and portal hypertension. Major Probl Clin Surg 1: 1-85.
6. D'Amico G, Garcia-Tsao G, and Pagliaro L (2006) Natural history and prognostic indicators of survival in cirrhosis: A systematic review of 118 studies. J Hepatol 44(1): 217-231.
7. Huo TI et al (2005) Evaluation of the increase in model for end-stage liver disease (DeltaMELD) score over time as a prognostic predictor in patients with advanced cirrhosis: Risk factor analysis and comparison with initial MELD and Child-Turcotte-Pugh score. J Hepatol 42(6): 826-832.
8. Merion RM et al (2005) The survival benefit of liver transplantation. Am J Transplant 5(2): 307-313.
9. Bambha K et al (2004) Predicting survival among patients listed for liver transplantation: An assessment of serial MELD measurements. Am J Transplant 4(11): 1798-1804.
10. Choi PC et al (2009) Model for end-stage liver disease, model for end-stage liver disease-sodium and Child-Turcotte-Pugh scores over time for the prediction of complications of liver cirrhosis. Liver Int 29(2): 221-226.