Mối liên quan giữa độ phân tán cơ học trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim với rối loạn nhịp thất và nguy cơ đột tử ở bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại

  • Nguyễn Thị Thu Hoài Bệnh viện Bạch Mai

Main Article Content

Keywords

Siêu âm đánh dấu mô cơ tim, bệnh cơ tim phì đại, độ phân tán cơ học, rối loạn nhịp thất, đột tử do tim

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa độ phân tán cơ học thất trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim với rối loạn nhịp thất và nguy cơ đột tử ở bệnh nhân (BN) bệnh cơ tim phì đại (BCTPĐ). Đối tượng và phương pháp: Các BN được chẩn đoán BCTPĐ theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Tim mạch châu Âu (ESC) được đưa vào nghiên cứu tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai. Tất cả các BN được hỏi bệnh, khám lâm sàng tỉ mỉ, làm đầy đủ các xét nghiệm, làm điện tâm đồ (ĐTĐ) 12 chuyển đạo và Holter ĐTĐ 24 giờ và siêu âm đánh dấu mô cơ tim, tính điểm nguy cơ đột tử khuyến cáo của Hội Tim mạch châu Âu: Nguy cơ thấp (điểm nguy cơ đột tử < 4%); nguy cơ trung bình (điểm nguy cơ đột tử 4-6%), nguy cơ cao (điểm nguy cơ đột tử > 6%). Kết quả: Từ tháng 8/2019 đến tháng 11/2020, 53 BN BCTPĐ tuổi trung bình 46,3 ± 16,5, gồm 27 nam (50,9%) và 26 nữ (49,1%) được đưa vào nghiên cứu. Độ phân tán cơ học (độ lệch chuẩn thời gian đạt đỉnh sức căng dọc tâm thu của từng vùng (PSD) ở BN BCTPĐ cao hơn 2 lần so với giá trị ngưỡng bình thường. PSD trung bình của các bệnh nhân BCTPĐ ở nhóm có rối loạn nhịp thất cao hơn nhóm không có rối loạn nhịp thất (127,2 ± 43,4ms so với 71,3 ± 43,6ms, p=0,027). Ở ba nhóm BCTPĐ chia theo mức độ nguy cơ đột tử do tim trong vòng 5 năm, các BN nguy cơ cao có giá trị PSD cao nhất (131,1 ± 14,1ms) rồi đến các BN nguy cơ trung bình (114,1 ± 27,9ms), rồi đến các BN nguy cơ thấp (105,1 ± 20,2ms) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,045. PSD có mối liên quan với rối loạn nhịp thất với OR: 1,67, 95% CI: 1,08-2,21, p=0,003, tại điểm cắt PSD = 79ms có giá trị dự báo rối loạn nhịp thất với độ nhậy 81,3%, độ đặc hiệu 89,0%, p=0,002. Kết luận: Độ phân tán cơ học trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim có mối liên quan với rối loạn nhịp thất và điểm nguy cơ đột tử ở BN BCTPĐ và là yếu tố dự báo độc lập rối loạn nhịp thất.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Marian AJ, Braunwald E (2017) Hypertrophic cardiomyopathy: genetics, pathogenesis, clinical manifestations, diagnosis, and therapy. Circulation Research 121(7): 749-770.
2. Kocovski L, Fernandes J (2015) Sudden cardiac death: a modern pathology approach to hypertrophic cardiomyopathy. Archives of Pathology and Laboratory Medicine 139(3): 413-416.
3. Elliott PM, Anastasakis A et al (2014) 2014 ESC Guidelines on diagnosis and management of hypertrophic cardiomyopathy: the Task Force for the Diagnosis and Management of Hypertrophic Cardiomyopathy of the European Society of Cardiology (ESC). European Heart Journal 35(39): 2733-2779.
4. Haland TF, Almaas VM, Hasselberg NE et al (2016) Strain echocardiography is related to fibrosis and ventricular arrhythmias in hypertrophic cardiomyopathy. European Heart Journal-Cardiovascular Imaging 17(6): 613-621.
5. Pedersen CT, Kay GN, Karman J et al (2014) EHRA/HRS/APHRS expert consensus on ventricular arrhythmias. Europace 16: 1257-1283.
6. Lang RM, Badano LP, Mor-Avi V et al (2015) Recommendations for cardiac chamber quantification by echocardiography in adults: An update from the American Society of Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging. J Am Soc Echocardiogr 28: 1-39.
7. Ayoub C, Geske JB, Larsen CM, Scott CG, Klarich KW, Pellikka PA (2017) Comparison of Valsalva maneuver, amyl nitrite, and exercise echocardiography to demonstrate latent left ventricular outflow obstruction in hypertrophic cardiomyopathy. The American Journal of Cardiology 120(12): 2265-2271.
8. Moon I, Lee SY, Kim HK et al (2020) Trends of the prevalence and incidence of hypertrophic cardiomyopathy in Korea: A nationwide population-based cohort study. PloS one 15(1):0227012.
9. McLeod CJ, Ackerman MJ, Nishimura RA, Tajik AJ, Gersh BJ, Ommen SR (2009) Outcome of patients with hypertrophic cardiomyopathy and a normal electrocardiogram. Journal of the American College of Cardiology 54(3): 229-233.
10. Villa AD, Sammut E, Zarinabad N et al (2015) Microvascular ischemia in hypertrophic cardiomyopathy: new insights from high-resolution combined quantification of perfusion and late gadolinium enhancement. Journal of Cardiovascular Magnetic Resonance 18(1): 1-11.
11. Rust EM, Albayya FP, Metzger JM (1999) Identification of a contractile deficit in adult cardiac myocytes expressing hypertrophic cardiomyopathy-associated mutant troponin T proteins. The Journal of Clinical Investigation. 103(10): 1459-1467.
12. Ozawa K, Funabashi N, Takaoka H et al (2015) Characteristic myocardial strain identified in hypertrophic cardiomyopathy subjects with preserved left ventricular ejection fraction using a novel multi-layer transthoracic echocardiography technique. International Journal of Cardiology 184: 237-243.
13. Jalanko M, Tarkiainen M, Sipola P et al (2016) Left ventricular mechanical dispersion is associated with nonsustained ventricular tachycardia in hypertrophic cardiomyopathy. Annals of Medicine 48(6): 417-427.
14. D'Andrea A, Caso P, Severino S et al (2005) Association between intraventricular myocardial systolic dyssynchrony and ventricular arrhythmias in patients with hypertrophic cardiomyopathy. Echocardiography: A Journal of Cardiovascular Ultrasound and Allied Techniques 22(7): 571-578.
15. Haugaa KH, Grenne BL, Eek CH et al (2013) Strain echocardiography improves risk prediction of ventricular arrhythmias after myocardial infarction. JACC: Cardiovascular Imaging 6(8): 841-850.
16. Candan O, Gecmen C, Bayam E, Guner A, Celik M, Doğan C (2017) Mechanical dispersion and global longitudinal strain by speckle tracking echocardiography: predictors of appropriate implantable cardioverter defibrillator therapy in hypertrophic cardiomyopathy. Echocardiography. 34(6): 835-842.