Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt gian cơ thắt điều trị ung thư trực tràng thấp

  • Triệu Triều Dương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Quốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Diêm Đăng Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hồ Hữu An Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Phẫu thuật nội soi cắt trực tràng gian cơ thắt, nối đại tràng - ống hậu môn, thang điểm Wexner, ung thư trực tràng thấp

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt gian cơ thắt (Intersphincteric resection - ISR) điều trị ung thư trực tràng thấp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu những bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt gian cơ thắt điều trị ung thư trực tràng thấp tại Khoa Phẫu thuật Hậu môn - Trực tràng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 6/2018 đến tháng 7/2019. Kết quả: 44 bệnh nhân (26 nam, 18 nữ), tuổi trung bình 62,7 ± 10,2 (40 - 82 tuổi). Khoảng cách trung bình từ bờ dưới khối u tới mép hậu môn: 4,5 ± 1,1 (2,5 ± 6cm). Mức độ xâm lấn khối u (T) trước mổ 56,8% T4, 40,9% T3, 2,3% T2, 90,9% hạch nghi ngờ di căn. Có 18,2% bệnh nhân không hoá xạ trị tiền phẫu; 6,8% xạ trị tiền phẫu ngắn ngày; 75% hoá xạ trị tiền phẫu dài ngày. Mức độ xâm lấn khối u sau hoá xạ trị dài ngày 53,5% T3, 45,5% T2; 27,3% hạch nghi ngờ di căn. Có 31,8% cắt 1 phần cơ thắt trong; 61,4% cắt bán phần cơ thắt trong; 6,8% cắt toàn bộ cơ thắt trong. Có 9,1% bệnh nhân làm dẫn lưu hồi tràng. Thời gian phẫu thuật trung bình 152,6 phút, số lượng máu mất trung bình 57,7ml, thời gian nằm viện trung bình 12,2 ngày. Diện cắt đầu xa, đầu gần, diện cắt chu vi không thấy tế bào u: 100%. Số lượng hạch trung bình vét được: 5,6. Mức độ xâm lấn khối u sau mổ 40,5% T3, 31,8% T2, 6,8% T1, 15,9% T0, 29,5% hạch di căn. Tỷ lệ biến chứng chung: 18,2%. Thời gian theo dõi 6 tháng: 1 bệnh nhân tái phát tại chỗ; 1 bệnh nhân di căn gan. Chức năng hậu môn đánh giá theo thang điểm Wexner sau mổ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng lần lượt là 13,0 ± 3,8; 11,5 ± 4,9 và 9,1 ± 5,6. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt gian cơ thắt (ISR) điều trị ung thư trực tràng thấp là khả thi, an toàn, đảm bảo về mặt ung thư học. Chức năng hậu môn tốt dần theo thời gian.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. George JC (2018) Rectal cancer modern approaches to treatment. Springer International Publishing AG, USA.
2. Rullier E, Laurent C, Bretagnol F et al (2005) Sphincter-saving resection for all rectal carcinomas: The end of the 2-cm distal rule. Annals of Surgery 241(3): 465-469.
3. Saito N, Moriya Y, Shirouzu K et al (2006) Intersphincteric resection in patients with very low rectal cancer: A review of the Japanese rxperience. Diseases of the Colon & Rectum 49: 13-22.
4. Schiessel R, Karner-Hanusch J, Herbst F et al (1994) Intersphincteric resection for low rectal tumours. Br J Surg 81(9): 1376-1378.
5. Shirouzu K, Murakami N, và Akagi Y (2017) Intersphincteric resection for very low rectal cancer: A review of the updated literature. Ann Gastroenterol Surg 1(1): 24-32.
6. Schiessel R, Novi G, Holzer B et al (2005) Technique and long-term results of intersphincteric resection for low rectal cancer. Diseases of the Colon & Rectum 48(10): 1858-1867.
7. Tokoro T, Okuno K, Hida J et al (2013) Analysis of the clinical factors associated with anal function after intersphincteric resection for very low rectal cancer. World J Surg Onc 11(1): 24.
8. Saito N, Ito M, Kobayashi A and et al (2014) Long-term outcomes after intersphincteric resection for low-lying rectal cancer. Ann Surg Oncol 21(11): 3608-3615.
9. Tilney HS, Tekkis PP (2007) Extending the horizons of restorative rectal surgery: Intersphincteric resection for low rectal cancer. Colorect Dis 0(0): 070621084454023
10. Weiser MR, Quah HM, Shia J et al (2009) Sphincter preservation in low rectal cancer is facilitated by preoperative chemoradiation and intersphincteric dissection. Annals of Surgery 249(2): 236-242.
11. Akagi Y, Kinugasa T and Shirouzu K (2013) Intersphincteric resection for very low rectal cancer: a systematic review. Surg Today 43(8): 838-847.