Kết quả bước đầu điều trị đa mô thức bệnh nhân u nguyên bào thần kinh đệm có làm xét nghiệm methyl hóa MGMT tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Xuân Kiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Nguyên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Quang Biểu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Kim Thoa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Mạnh Đức Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Huân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thanh Hương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đào Anh Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

U nguyên bào thần kinh đệm, methyl hóa MGMT

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu điều trị đa mô thức bệnh nhân u nguyên bào thần kinh đệm tại Bệnh viện TWQĐ 108 và bước đầu đánh giá vai trò của của tình trạng methyl hóa MGMT cùng một số yếu tố ảnh hưởng trong tiên lượng bệnh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 21 bệnh nhân u nguyên bào thần kinh đệm từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2022, được phẫu thuật, và hóa xạ trị, hóa trị bổ trợ theo sau. Đánh giá độc tính của hóa xạ trị, đáp ứng trên lâm sàng đối với các bệnh nhân còn u tồn dư, tỷ lệ kiểm soát tại chỗ tại vùng và tỷ lệ sống thêm cùng các yếu tố ảnh hưởng như tình trạng methyl hóa MGMT, IDH, KPS, mức độ phẫu thuật cắt u, chỉ số RPA. Kết quả: Trong nghiên cứu có 9/21 (42,9%) bệnh nhân được phẫu thuật cắt toàn bộ u, 8/21 (38,1%) được cắt u một phần và 4/21 (19%) chỉ sinh thiết u. Tình trạng methyl hóa gen MGMT phát hiện trên 7/21 (33,3%), 50% bệnh nhân làm IDH có đột biến gen. Trên 12 bệnh nhân không cắt được toàn bộ u, sau hóa xạ trị được đánh giá đáp ứng theo tiêu chuẩn RANO cho thấy đa phần bệnh nhân ở trạng thái ổn định 58,3%, 4 bệnh nhân tiến triển (33,3%), 1 bệnh nhân đáp ứng một phần (8,3%). Thời gian sống thêm toàn bộ (OS) trung bình là 367 ± 26 ngày. Sống thêm không tiến triển (PFS) trung vị ở nhóm nghiên cứu là 303 ngày. Tại thời điểm 6 tháng, tỷ lệ sống thêm toàn bộ là 81,2%, tỷ lệ sống thêm không tiến triển là 83,8%. OS trung bình của 2 nhóm bệnh nhân có tình trạng Methyl hóa MGMT và không methyl hóa MGMT lần lượt là: 322 ngày và 373 ngày (p=0,75), PFS trung bình của 2 nhóm có methyl hóa và không methyl hóa MGMT lần lượt là 326 ngày và 270 ngày (p=0,6). Tỷ lệ OS 6 tháng của nhóm cắt toàn bộ u là 100% trong khi ở nhóm không cắt được toàn bộ u là 70,7% (p=0,17). Tỷ lệ PFS 6 tháng của nhóm cắt toàn bộ u là 100%, nhóm không cắt được toàn bộ là 72,9% (p=0,14). Tỷ lệ OS 6 tháng của nhóm ≤ 50 tuổi và > 50 tuổi là 85,7% (trung bình 383 ngày) và 77,1% (trung bình 314 ngày), p=0,55. OS trung bình của nhóm có KPS trước phẫu thuật ≥ 90 cao hơn ở nhóm có KPS < 90 (392 ngày so với 197 ngày, p=0,17). PFS trung bình của nhóm KPS trước phẫu thuật ≥ 90 và < 90 là 317 ngày và 184 ngày (p=0,14). Tất cả bệnh nhân đều dung nạp điều trị tốt, không có độc tính nghiêm trọng đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Tác dụng không mong muốn độ 3, 4 chỉ gặp ở 2 bệnh nhân có tăng men gan GOT/GPT (9,5%), còn lại hầu hết là độ 1, 2. Kết luận: Nghiên cứu đã đánh giá bước đầu điều trị bệnh nhân u nguyên bào thần kinh đệm. Các kết quả thu được dựa trên đánh giá thời gian sống thêm toàn bộ và sống thêm không tiến triển. Trong nghiên cứu của chúng tôi mặc dù có sự khác biệt khi so sánh OS, PFS dựa trên có tình trạng methyl hóa MGMT, đột biến gen IDH, nhóm tuổi, KPS, mức độ phẫu thuật cắt u nhưng chưa đủ ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu cần tiến hành trên cỡ mẫu lớn hơn và theo dõi lâu dài để đánh giá chính xác hơn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Abhinav K, Aquilina K, Gbejuade H, La M, Hopkins K, Iyer V (2013) A pilot study of glioblastoma multiforme in elderly patients: Treatments, O-6-methylguanine-DNA methyltransferase (MGMT) methylation status and survival. Clin. Neurol. Neurosurg 115: 1375-1378. [CrossRef] [PubMed].
2. Binabaj MM, Bahrami A, ShahidSales S, Joodi M, Joudi Mashhad M, Hassanian SM, Anvari K, Avan, A (2018) The prognostic value of MGMT promoter methylation in glioblastoma: A meta-analysis of clinical trials. J. Cell. Physiol 233: 378-386. [CrossRef] [PubMed].
3. Hegi ME, Diserens AC, Gorlia T et al (2005) MGMT gene silencing and benefit from temozolomide in glioblastoma. N Engl J Med 352: 997-1003.
4. Lai A, Tran A, Nghiemphu PL et al (2011) Phase II study of bevacizumab plus temozolomide during and after radiation therapy for patients with newly diagnosed glioblastoma multiforme. J Clin Oncol 29: 142-148.
5. Roh et al (2017) Long-term outcomes of concomitant chemoradiotherapy with temozolomide for newly diagnosed glioblastoma patients. Medicine 96: 27.
6. Stupp R, Hegi ME, Mason WP et al (2009) Effects of radiotherapy with concomitant and adjuvant temozolomide versus radiotherapy alone on survival in glioblastoma in a randomised phase III study: 5-year analysis of the EORTC-NCIC trial. Lancet Oncol 10: 459-466.
7. Stupp R, Mason WP, van den Bent MJ et al (2005) Radiotherapy plus concomitant and adjuvant temozolomide for glioblastoma. N Engl J Med 352: 987-996.
8. Salvatore Parisiet et al ( ) Temozolomide and Radiotherapy versus Radiotherapy Alone in High Grade Gliomas: A Very Long Term Comparative Study and Literature Review.
9. Szylberg, M, Sokal, P, Sledzi ´nska P, Bebyn M, Krajewski´ S, Szylberg Ł, Szylberg A, Szylberg T Krystkiewicz K, Birski M, et al (2022) MGMT Promoter Methylation as a Prognostic Factor in Primary Glioblastoma: A Single-Institution Observational Study. Biomedicines 10: 2030.
10. Yuan G, Niu L, Zhang Y, Wang X, Ma K, Yin H, Dai J, Zhou W, Pan Y (2017) Defining Optimal Cutoff Value of MGMT Promoter Methylation by ROC analysis for clinical setting in glioblastoma patients. J. Neurooncol 133: 193-201. [CrossRef] [PubMed].