Áp dụng EPID trong việc đảm bảo chất lượng máy gia tốc xạ trị tuyến tính
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thu nhận hình ảnh (Electronic Portal Imaging Device - EPID) đi kèm với máy gia tốc trong một số mục kiểm tra đảm bảo chất lượng (QA&QC) hằng ngày và định kỳ để rút gọn thời gian và tăng tính hiệu quả của công tác QA&QC; đồng thời là cơ sở để nghiên cứu phát triển một phương pháp xử lý, phân tích tự động trên máy tính sử dụng hình ảnh chụp từ EPID. Đối tượng và phương pháp: Các kiểm tra đảm bảo chất lượng máy gia tốc xạ trị như kích thước trường ánh sáng, trường bức xạ, các đặc tính của chùm tia, điểm đồng tâm của Gantry và bộ chuẩn trực, sự ổn định của liều lối ra là những kiểm tra bắt buộc. Trong nghiên cứu này, hệ thống EPID của hãng máy Elekta được sử dụng để đo đạc các kiểm tra QA&QC máy gia tốc, hình ảnh từ EPID được xuất thành tập tin ảnh cho phép xử lý và phân tích bằng phần mềm (Iview hoặc ImageJ) trên máy tính để tính toán các thông số. Kết quả của các phép đo từ EPID sau đó được so sánh với các phương pháp, thiết bị kiểm tra khác hiện đang được sử dụng để đánh giá độ chính xác và tiềm năng áp dụng hệ thống EPID vào quy trình QA&QC máy gia tốc thay thế cho các thiết bị thường quy. Đặc biệt là có thể sử dụng các phần mềm miễn phí và áp dụng được với các hệ thống máy gia tốc không có phần mềm chuyên dụng như trên máy TrueBeam của hãng Varian. Kết quả: Kết quả đo đạc từ EPID được so sánh với phim chụp QA, buồng ion hoá, StarTrack và MatriXX cho thấy có sự tương đồng. Sự khác biệt giữa các thiết bị đo là dưới 1% đối với các phép đo liều lối ra (output), và 0,5% cho các phép kiểm tra kích thước trường xạ, tính phẳng và tính đối xứng. Kết luận: EPID có thể một phần nào đó thay thế các thiết bị đo liều thường quy như phim hoặc hệ đầu dò mảng 2 chiều trong công tác kiểm tra nhanh trường bức xạ, điểm đồng tâm của Gantry, của bộ chuẩn trực, sự ổn định của liều lối ra và đặc tính chùm tia. Ngoài ra, hệ thống EPID mang lại một số ưu điểm nổi bật về thời gian thực hiện đo đạc cũng như chi phí sử dụng so với phim và các thiết bị đo truyền thống khác.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Bourne R & Bourne R (2010) ImageJ. Fundamentals of digital imaging in medicine: 185-188.
3. Dosimetry I (2008) StarTrack user's guide. Iba Dosimetry, Uppsala.
4. Haghparast M, Parwaie W, Bakhshandeh M, Tuncel N, & Mahdavi SR (2022) Evaluation of perkin elmer amorphous silicon electronic portal imaging device for small photon field dosimetry. Journal of Biomedical Physics and Engineering.
5. Klein EE, Hanley J Bayouth J, Yin FF, Simon W, Dresser S, & Holmes T (2009) Task Group 142 report: Quality assurance of medical accelerators a. Medical physics 36(9-1): 4197-4212.
6. Rusk B, & Fontenot J (2016) Clinical results of a new customer acceptance test for elekta VMAT. In Medical Physics(Vol. 43(6): 3535-3535). 111 RIVER ST, HOBOKEN 07030-5774, NJ USA: WILEY.
7. Stevens MA, Turner JR, Hugtenburg RP & Butler PH (1996) High-resolution dosimetry using radiochromic film and a document scanner. Physics in Medicine & Biology 41(11): 2357.
8. Van Elmpt W, McDermott L, Nijsten S, Wendling, M, Lambin P & Mijnheer B (2008) A literature review of electronic portal imaging for radiotherapy dosimetry. Radiotherapy and oncology 88(3): 289-309.