Đánh giá phân bố liều tới các vùng thể tích của các kế hoạch xạ trị VMAT sử dụng chùm tia 6MV, 6FFF, 10MV và 10FFF trong xạ trị ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện K
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá sự phân bố liều lượng xạ trị của các kế hoạch xạ trị VMAT sử dụng chùm tia có bộ lọc phẳng FF và không có bộ lọc phẳng FFF với năng lượng 6MV và 10MV trong điều trị ung thư cổ tử cung. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên tổng số 15 bệnh nhân ung thư cổ tử cung có chỉ định điều trị xạ trị toàn khung chậu với liều 45 Gy trong 25 buổi. Lập các kế hoạch xạ trị VMAT sử dụng chùm tia 6FFF, 10MV, 10FFF. Các kế hoạch được lập có cùng mức năng lượng thì sử dụng các hàm tối ưu hóa và điều kiện giàng buộc về phân bố liều giống nhau. Tiến hành đánh giá các kế hoạch xạ trị thông qua biểu đồ liều - thể tích DVH, các chỉ số đồng dạng phân bố liều CI, chỉ số đồng nhất liều HI, số MU, thời gian phát tia BOT và liều lượng tới cơ quan lành OARs. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy mức độ tương đồng về độ bao phủ liều tới vùng thể tích PTV đối với các mức năng lượng. Giá trị liều trung bình của PTV lần lượt là 4409,81 ± 29,94cGy; 4407,96 ± 25,92cGy; 4409,53 ± 26,24cGy và 4411,90 ± 26,35cGy đối với các nhóm kế hoạch 6MV, 6FFF, 10MV và 10FFF. Đối với sự đồng nhất giữa kế hoạch cũng cho thấy có sự tương đồng, chỉ số đồng nhất HI và đồng dạng phân bố liều CI trung bình lần lượt là 0,88 và 0,87. Tuy nhiên, các kế hoạch sử dụng chùm tia FFF cho thể tích nhận liều thấp của mô lành thấp hơn và có ý nghĩa thống kê so với các kế hoạch sử dụng chùm tia FF. Số MU của các kế hoạch sử dụng chùm tia FFF (trung bình 1027,87 ± 128,13MU và 1141,22 ± 159,30MU lần lượt của nhóm kế hoạch 6FFF và 10FFF) nhiều hơn so với kế hoạch sử dụng chùm tia FF (trung bình 803,14 ± 103,09 MU và 737,88 ± 71,34 MU lần lượt của nhóm kế hoạch 6MV và 10MV) nhưng thời gian phát tia BOT ngắn hơn. Thời gian phát tia trung bình của nhóm kế hoạch 6MV, 10MV lần lượt là 96,38 ± 12,36 và 88,55 ± 8,56 giây. Thời gian phát tia của nhóm kế hoạch 6FFF, 10FFF chỉ còn 51,39 ± 6,41 và 34,24 ± 4,78 giây. Kết luận: Các kế hoạch xạ trị kỹ thuật VMAT cho ung thư cổ tử cung sử dụng chùm tia 6MV, 6FFF, 10MV và 10FFF đều đáp ứng các tiêu chí đánh giá kế hoạch. Phân bố liều tới các vùng thể tích không có nhiều sự khác biệt giữa các kế hoạch được khảo sát, nhưng với các kế hoạch sử dụng chùm tia FFF thời gian phát tia giảm đáng kể.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Söderström S, Eklöf A, Brahme A (1999) Aspects on the optimal photon beam energy for radiation therapy. Acta Oncol 38: 179-187.
3. Pasler M, Georg D, Wirtz H et al (2011) Effect of Photon-Beam Energy on VMAT and IMRT treatment plan quality and dosimetric accuracy for advanced prostate cancer. Strahlenther Onkol 187: 792-798. https://doi.org/10.1007/s00066-011-1150-0).
4. Ronaldson JP, Bennett H, Roberts J et al (2020) A dosimetric comparison of flattening filter free and conventional VMAT treatments for some common cancer sites. Phys Eng Sci Med 43: 719-725. https://doi.org/10.1007/s13246-020-00877-0.
5. Fuli Zhang, Huayong Jiang, Weidong Xu et al (2016) A dosimetric evaluation of flattening filter-free volumetric modulated arc therapy for postoperative treatment of cervical cancer. Oncology and Translational Medicine, DOI 10.1007/s10330-016-0154-8.
6. Kumar L, Yadav G, Samuvel KR, Bhushan M, Kumar P, Suhail M, Pal M (2017) Dosimetric influence of filtered and flattening filter free photon beam on rapid arc (RA) radiotherapy planning in case of cervix carcinoma. Rep Pract Oncol Radiother 22(1): 10-18. doi: 10.1016/j.rpor.2016.09.010. Epub. PMID: 27790073; PMCID: PMC5071547.
7. Kim DI, Kim JI, Yoo SH, Park JM (2013) Study on monitoring unit efficiency of flattening-filter free photon beam in association with tumor size and location. J Radiat Protect 38.
8. Boice Jr JD, Day NE, Andersen A et al (1985) Second cancers following radiation treatment for cervical cancer. An International collaboration among cancer registries. J Natl Cancer Inst 74 (5): 955-975.
9. Kari Tanderup, Richard Pötter, Jacob Lindegaard, et al ( ) Image guided intensity modulated External beam radiochemotherapy and MRI based adaptive BRAchytherapy in locally advanced CErvical cancer. EMBRACE-II study protocol v.1.0.
10. Paddick MSI et al (2000) Simple scoring ratio to index the conformity of radiosurgical treatment plans. J. Med. Phys 93: 219-222.
11. MR Wu Q (2000) Algorithms and functionality of an intensity modulated radiotherapy optimization system. Radiat. Oncol 7.
12. Podgorsak EB (2012) Chapter 06: External Photon Beam: Physical spects. Radiation Oncology Physics.
13. Atul Tyagi, Sanjay Supe, Man P Singh et al (2010) A dosimetric analysis of 6MV versus 15MV photon energy plans for intensity modulated radiation therapy (IMRT) of carcinoma of cervix. Reports of Practical Oncology and Radiotherapy 9.
14. Jin-Beom Chung, Kim JS, Kim IA, Lee JW, Tae Suk Suh et al (2013) A dosimetric quality assessment of 6MV versus 15MV photon beam plans for prostate intensity modulated radiation therapy. Published by Springer Verlag 01.