Kết quả sớm xạ trị giảm phân liều ở bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn tại chỗ

  • Nguyễn Đình Châu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Xuân Kiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Quang Biểu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Quang Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Mạnh Đức Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Quách Ngọc Mai Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Hiến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Tùng Dương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Lương Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vương Xuân An Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Duy Hưng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thanh Hương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ung thư tiền liệt tuyến, xạ trị giảm phân liều, kết quả sớm

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm của xạ trị giảm phân liều trên đối tượng bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn tại chỗ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp tiến cứu, không đối chứng với 30 bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn T1-3bN0M0 được xạ trị triệt căn bằng kỹ thuật xạ trị giảm phân liều với tổng liều 60-65Gy/20-25 buổi có hoặc không kết hợp điều trị nội tiết. Sử dụng đường cong Kaplan-Meier để đánh giá tỷ lệ kiểm soát PSA và sống thêm. Đánh giá tác dụng phụ sớm theo tiêu chuẩn CTCAE 5.0. Kết quả: Trung vị thời gian theo dõi là 22,5 tháng. Tỷ lệ sống thêm không tái phát PSA và sống thêm không bệnh tại thời điểm 30 tháng lần lượt là 92,3% và 90,0%. Hầu hết các tác dụng phụ sớm trên hệ tiêu hóa và tiết niệu ở độ 1-2 gồm: Viêm trực tràng (40,0%), viêm đường tiết niệu (33,4%) và viêm ruột (10,0%); không có tác dụng phụ sớm độ 3 trở lên. Kết luận: Xạ trị giảm phân liều ung thư tiền liệt tuyến có kết quả điều trị sớm khả quan và an toàn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Cancer today. , accessed: 03/11/2023.
2. Aydh A, Motlagh RS, Abufaraj M et al (2022) Radiation therapy compared to radical prostatectomy as first-line definitive therapy for patients with high-risk localised prostate cancer: An updated systematic review and meta-analysis. Arab J Urol 20(2): 71-80.
3. Incrocci L, Wortel RC, Alemayehu WG et al (2016) Hypofractionated versus conventionally fractionated radiotherapy for patients with localised prostate cancer (HYPRO): final efficacy results from a randomised, multicentre, open-label, phase 3 trial. The Lancet Oncology 17(8): 1061-1069.
4. Brenner DJ and Hall EJ (2018) Hypofractionation in prostate cancer radiotherapy. Transl Cancer Res 7(6): 632-639.
5. Bruner DW, Pugh SL, Lee WR et al (2016) NRG Oncology/RTOG 0415, phase 3 noninferiority study comparing 2 fractionation schedules in patients with low-risk prostate cancer: Prostate-specific quality of life results. International Journal of Radiation Oncology, Biology, Physics 96(2): 2-3.
6. Dearnaley D, Syndikus I, Mossop H et al (2016) Conventional versus hypofractionated high-dose intensity-modulated radiotherapy for prostate cancer: 5-year outcomes of the randomised, non-inferiority, phase 3 CHHiP trial. The Lancet Oncology 17(8): 1047-1060.
7. Catton CN, Lukka H, Gu CS et al (2017) Randomized trial of a hypofractionated radiation regimen for the treatment of localized prostate cancer. JCO 35(17): 1884-1890.
8. Partin Nomogram (2023) Estimate Likelihood of Prostate Cancer Stage Johns Hopkins Brady Urological Institute. , accessed: 03/11/2023.
9. Geara FB, Bulbul M, Khauli RB et al (2017) Nadir PSA is a strong predictor of treatment outcome in intermediate and high risk localized prostate cancer patients treated by definitive external beam radiotherapy and androgen deprivation. Radiat Oncol 12(1): 149.
10. Kazama A, Saito T, Takeda K et al (2019) Achieving PSA < 0.2ng/ml before radiation therapy is a strong predictor of treatment success in patients with high-risk locally advanced prostate cancer. Prostate Cancer: 1-6.