Kết quả điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn II-IVa bằng xạ trị điều biến liều kết hợp liệu pháp androgen tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Chợ Rẫy

  • Lê Tuấn Anh Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Nguyễn Tri Thức Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Nguyễn Thị Minh Huệ Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Đinh Lê Thế Vương Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Nguyễn Thuỳ Linh Bệnh viện Chợ Rẫy

Main Article Content

Keywords

Ung thư tuyến tiền liệt, xạ trị điều biến liều, tỷ lệ sống còn không bệnh tiến triển

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn tại chỗ bằng xạ trị điều biến liều (IMRT) kết hợp liệu pháp ức chế Androgen tại Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp: Mô tả tiến cứu, báo cáo loạt ca, thực hiện trên bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn II-IVa được xạ trị với kỹ thuật IMRT có hướng dẫn hình ảnh cắt lớp vi tính (CBCT) kết hợp liệu pháp ức chế Androgen tại Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/6/2015 đến 31/12/2021. Kết quả: Trong số 88 bệnh nhân nghiên cứu, tuổi trung vị 68 (khoảng 51-88). Liều xạ được chỉ định từ 72-78Gy. Thể tích lập kế hoạch xạ trị nhận 95% liều xạ trị rất tốt (từ 97% đến 99%). Các cơ quan lành đều trong giới hạn liều cho phép. Trung vị chỉ số PSA trước điều trị là 38ng/ml, sau điều trị là 0,175ng/ml (p=0,023). Tỷ lệ sống còn  không bệnh tiến triển tại thời điểm 2 năm, 3 năm, 5 năm lần lượt là 93,5%, 89,3%, 78,5%. Kết luận: Kỹ thuật IMRT kết hợp liệu pháp ức chế Androgen trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn II-IVa là kỹ thuật an toàn và cải thiện tỷ lệ sống còn của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn tại chỗ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Vũ Xuân Huy, Bùi Vinh Quang, Nguyễn Viết Nghĩa và cộng sự (2021) Kết quả xạ trị điều biến liều theo thể tích hình cung (VMAT) trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt tại bệnh viện K trung ương. Tạp chí nghiên cứu y học 145 số 9, tr. 212-220.
2. Pollack A, Zagars GK, Starkschall G, Antolak JA, Lee JJ, Huang E, von Eschenbach AC, Kuban DA, Rosen I (2002) Prostate cancer radiation dose response: results of the M. D. Anderson phase III randomized trial. Phys 53(5): 1097-1105.
3. Baum C, Alber M, Birkner M et al (2006) Robust treatment planning for intensity modulated radiotherapy of prostate cancer based on coverage probabilities. Radiother Oncol 78: 27-35.
4. Bolla M, Gonzalez D, Warde P, Dubois JB, Mirimanoff RO, Storme G, Bernier J, Kuten A, Sternberg C, Gil T, Collette L, Pierart M (1997) Improved survival in patients with locally advanced prostate cancer treated with radiotherapy and goserelin. N Engl J Med 337: 295-300.
5. Fabio LC, Daniel H, Mack R et al (2013) Prostate-specific antigen response after short-term hormone therapy plus external-beam radiotherapy and outcome in patients treated on radiation therapy oncology group study 9413. Cancer 1999-2004.
6. Fenoglietto P, Laliberte B, Allaw A et al (2008) Persistently better treatment planning results of intensity-modulated (IMRT) over conformal radiotherapy (3D-CRT) in Prostate Cancer patients with significant variation of clinical target volume and/or organ at risk. Radiotherapy and Oncology. 88: 77-87.
7. Hakmin Lee, Minseung Lee, Seok-Soo Byun, Sang Eun Lee, Sung Kyu Hong (2018) Evaluation of Prostate Cancer Stage Groups Updated in the 8th Edition of the American Joint Committee on Cancer TumoreNodeeMetastasis Staging Manual. Clinical Genitourinary Cancer: 1-6.
8. Mottet N, Peneau M, Mazeron J.J, Molinie V, Richaud P (2012) Addition of Radiotherapy to long-term Androgen Deprivation in locally advanced prostate cancer: An open randomised phase 3 trial. European Urology 62: 213-219.
9. Roach M, DeSilvio M, Lawton C et al (2003) Phase III trial comparing whole-pelvic versus prostate-only radiotherapy and neoadjuvant versus adjuvant combined androgen suppression: Radiation Therapy Oncology Group 9413. J Clin Oncol 21: 1904-1911.
10. Sung H, Ferlay J, Siegel RL et al (2021) Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin 71(3): 209-249.