Kết quả bước đầu của hóa xạ trị đồng thời tiền phẫu thuật ung thư thực quản ngực giai đoạn II, III được sử dụng kĩ thuật xạ trị điều biến thể tích cung tròn 4D

  • Đoàn Trung Hiệp Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City
  • Nguyễn Mạnh Hà Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City
  • Trần Bá Bách Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City
  • Nguyễn Đình Long Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City
  • Dương Văn Nghĩa Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City
  • Phạm Đức Huấn Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

Main Article Content

Keywords

Ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản (ESCC), hóa xạ trị tân bổ trợ (NACRT), xạ trị nhịn thở cuối thì thở ra (DIBH), xạ trị điều biến thể tích cung tròn (VMAT)

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá bước đầu kết quả lâm sàng hóa xạ trị đồng thời tiền phẫu thuật điều trị ung thư thực quản ngực mổ được bằng kỹ thuật DIBH-VMAT. Đối tượng và phương pháp: 22 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được lựa chọn, hóa trị hàng tuần với carboplatin (AUC = 2), paclitaxel (50mg/m2 da) vào các ngày 1, 8, 15, 22 và 29, kết hợp đồng thời xạ trị DIBH-VMAT liều 41,4Gy, phân liền 1,8Gy/ngày, trải liều thường quy, trường chiếu bao phủ u nguyên phát, hạch di căn và vùng hạch nguy cơ đến chặng 2. Đánh giá đáp ứng sau kết thúc hóa xạ trị đồng thời tiền phẫu thuật 3 tuần và chuyển phẫu thuật triệt căn.  Kết quả: Thời gian theo dõi trung bình 17,4 tháng (4,5-43,8 tháng), tất cả bệnh nhân hoàn thành phác đồ hóa xạ trị tân bổ trợ và phẫu thuật triệt căn. Độc tính sớm độ ba chỉ gặp giảm bạch cầu lympho ở 2 trường hợp (9,1%). Biến chứng phẫu thuật gặp ở 2 trường hợp (9,1%), rò miệng nối điều trị bảo tồn 2 trường hợp (9,1%) hẹp miệng nối vừa cần nong nội soi. Không có độc tính/biến chứng độ 4 và 5. Có 14 trường hợp (63,6%) đạt đáp ứng bệnh học hoàn toàn, tất cả bệnh nhân đều đạt phẫu thuật triệt căn R0 (triệt căn vi thể). Có 4 bệnh nhân tái phát miệng nối ngay vùng rìa trường chiếu tại cổ, xạ trị lại và đạt đáp ứng hoàn toàn. Phân tích sống thêm: Sống thêm toàn bộ trung bình 21,1 tháng, sống thêm toàn bộ 1 năm, 2 năm và 3 năm đạt lần lượt 95,2%, 95,2% và 83,3%. Sống thêm không tiến triển tại chỗ-tại vùng 1 năm, 2 năm và 3 năm lần lượt là 89,9%; 75,6% và 54,0%. Kết luận: Hóa xạ trị tân bổ trợ sử dụng kĩ thuật DIBH-VMAT trên BN ung thư thực quản ngực giai đoạn II, III mổ được cho tỷ lệ đáp ứng tốt, độc tính/biến chứng chấp nhận được. Cần theo dõi sống thêm dài hạn và thu thập thêm BN để phân tích sâu hơn. 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Arnott SJ, Duncan W, Gignoux M et al (2005) Oeosphageal Cancer Collaborative Group. Preoperative radiotherapy for esophageal carcinoma. Cochrane Database Syst Rev (4): 001799.
2. Berger AC, Farma J, Scott WJ et al (2005) Complete response to neoadjuvant chemoradiotherapy in esophageal carcinoma is associated with significantly improved survival. J Clin Oncol 23(19): 4330-4337.
3. Berry MF (2014) Esophageal cancer: staging system and guidelines for staging and treatment. J Thorac Dis 6(3): 289-297.
4. Eyck BM, Lanschot JJB, Hulshof MCCM et al (2021) Ten-Year Outcome of Neoadjuvant Chemoradiotherapy Plus Surgery for Esophageal Cancer: The Randomized Controlled CROSS trial. J Clin Oncol 39(18): 1995-2004. doi:10.1200/JCO. 20.03614
5. Gebski V, Burmeister B, Smithers BM et al (2007) Survival benefits from neoadjuvant chemoradiotherapy or chemotherapy in oesophageal carcinoma: a meta-analysis. Lancet Oncol 8: 226-234.
6. Gong G, Wang R, Guo Y et al (2013) Reduced lung dose during radiotherapy for thoracic esophageal carcinoma: VMAT combined with active breathing control for moderate DIBH. Radiat Oncol 20(8): 291.
7. Kloft M, Ruisch JE, Raghuram G et al (2021) Prognostic significance of negative lymph node long axis in esophageal cancer: Results from the randomized controlled UK MRC OE02 Trial. Ann Surg.
8. Low DE, Allum W, De Manzoni G et al (2019) Guidelines for perioperative care in esophagectomy: Enhanced recovery after surgery (ERAS®) Society recommendations. World J Surg 43, 299-330 (2019).
9. Mageras GS, Yorke E (2004) Deep inspiration breath hold and respiratory gating strategies for reducing organ motion in radiation treatment. Semin Radiat Oncol 14(1): 65-75. doi: 10.1053/j. semradonc.2003.10.009. PMID: 14752734.
10. NCCN Guidelines Version 4.2022 Esophageal and Esophagogastric Junction Cancers.
11. Shapiro J, van Lanschot JJB, Hulshof MCCM et al (2015) CROSS study group. Neoadjuvant chemoradiotherapy plus surgery versus surgery alone for oesophageal or junctional cancer (CROSS): long-term results of a randomised controlled trial. Lancet Oncol 16(9): 1090-1098.
12. Shewalkar BK, Boralkar AK, Kaldate A et al (2022) A Comparison between neoadjuvant chemotherapy and neoadjuvant chemoradiotherapy in treating esophageal carcinoma: A Study at a tertiary care cancer center in Suburban India. Cureus 14(7): 26674.
13. Sjoquist KM, Burmeister BH, Smithers BM et al (2011) Survival after neoadjuvant chemotherapy or chemoradiotherapy for resectable oesophageal carcinoma: an updated meta-analysis. Lancet Oncol 12: 681-692.
14. Sung H, Ferlay J, Siegel RL et al (2021) Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin 71(3): 209-249.
15. The Global Cancer Observatory , March, 2021. https: //gco.iarc.fr/today/data/factsheets/ populations/704-viet-nam-fact-sheets.pdf .
16. Hagen P, Hulshof MC, van Lanschot JJ et al (2012) CROSS Group. Preoperative chemoradiotherapy for esophageal or junctional cancer. N Engl J Med 366(22): 2074-204. doi: 10.1056/NEJMoa1112088. PMID: 22646630.
17. Yamashita H, Kida S, Sakumi A et al (2011) Four-dimensional measurement of the displacement of internal fiducial markers during 320-multislice computed tomography scanning of thoracic esophageal cancer. Int J Radiat Oncol Biol Phys. 79(2):588-589.