Đánh giá bước đầu kết quả hóa xạ trị đồng thời kết hợp hóa trị bổ trợ trước phẫu thuật bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn II, III

  • Nguyễn Hải Hoàng Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
  • Nguyễn Thị Nga Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
  • Nguyễn Viết Bình Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
  • Vũ Hồng Thăng Bệnh viện K

Main Article Content

Keywords

Ung thư trực tràng, đáp ứng hoàn toàn trên lâm sàng, liệu pháp tân bổ trợ toàn diện

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả đáp ứng hoàn toàn trên lâm sàng (cCR) và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn II-III được điều trị bằng hóa xạ trị tân bổ trợ theo sau hóa trị củng cố (liệu pháp tân bổ trợ toàn diện) trước phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp: 36 bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn II, III tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An từ tháng 4/2022 đến tháng 4/2023 được điều trị hóa, xạ tiền phẫu gồm xạ trị điều biến liều (IMRT) 50,4Gy/28 phân liều đồng thời với Capecitabine 825mg/m2 × 2 lần/ngày × 5 ngày/tuần, theo sau đó là 12-16 tuần hóa chất củng cố bằng FOLFOX hoặc CAPEOX. Đánh giá đáp ứng trên lâm sàng sau khi hoàn thành xạ trị 6-12 tuần và 18-24 tuần bằng thăm trực tràng, nội soi trực tràng và MRI tiểu khung. Đánh giá mối liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng và cCR. Kết quả: Tỷ lệ cCR sau xạ trị 6-12 tuần là 11,1% và 18-24 tuần là 36,1%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ cCR giữa các nhóm: U T2-3 (43,3%) so với T4 (0%), hạch N0 (100%) so với N1 (40%) và N2 (22,7%), u dạng sùi (66,7%) so với dạng sùi loét (20,8%) và u ≤ 4cm (72,2%) so với u > 4cm (0%) (p<0,05).  Kết luận: Tỷ lệ cCR tại thời điểm sau khi kết thúc xạ trị 18-24 tuần cao hơn tại thời điểm 6-12 tuần. Các khối u ≤ T3, hạch N0, chiều dài u ≤ 4cm, hình thái u dạng sùi có tỷ lệ cCR cao.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Xuân, Nguyễn Đại Bình, Ngô Vĩ Dung (2012) Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật xạ trị gia tốc tăng phân liều tiền phẫu kết hợp với phẫu thuật ung thư trực tràng. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, Hội phòng chống Ung thư Việt Nam, số 2-2012, tr. 57-66.
2. Asoglu O, Beslen G, Vusal Aliyev et al (2022) Watch and wait strategy for rectal cancer: How long should we wait for a clinical complete response? Surg Technol Int 40: 130-139.
3. Gérard J-P, Chamorey E, Sophie G-B et al (2015) Clinical complete response (cCR) after neoadjuvant chemoradiotherapy and conservative treatment in rectal cancer. Findings from the ACCORD 12/PRODIGE 2 randomized trial. Radiother Oncol. 115(2): 246-252.
4. Glynne-Jones, L Wyrwicz, E Tiret et al (2017) Rectal cancer: ESMO clinical practice guidelines for diagnosis, treatment and follow-up. Ann Oncol. 28(4): 22-40.
5. Hupkens BJP, Martens MH et al (2018) Organ preservation in rectal cancer after chemoradiation: Should we extend the observation period in patients with a clinical near-complete response? Ann Surg Oncol 25: p197-203.
6. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, Laversanne M, Soerjomataram I, Jemal A, Bray F (2020) Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. Ca Cancer J Clin: 1-41.
7. Joshua DI Ellenhorn CAC, a.L.R.C.e.a. (2006) Colon, rectal and anal cancers. 2006: Cancer management: a multidisciplinary approach. Oncology News International: 343-375.
8. Joshua Smith, Oliver S. Chow, Marc J. Gollub, et al (2015) Organ Preservation in Rectal Adenocarcinoma: A phase II randomized controlled trial evaluating 3-year disease-free survival in patients with locally advanced rectal cancer treated with chemoradiation plus induction or consolidation chemotherapy, and total. BMC Cancer 767.
9. Michał Jankowski, Lucyna Pietrzak, Maciej Rupiński et al (2021) Watch-and-wait strategy in rectal cancer: Is there a tumour size limit? Results from two pooled prospective studies. Radiotherapy and Oncology 160: 229-235.
10. Petrelli F, Trevisan F, Cabiddu M et al (2016) Increasing the interval between neoadjuvant chemoradiotherapy and surgery in rectal cancer: A meta-analysis of published studies. Ann Surg 263: 458-464.
11. Nahas SC, Rizkallah Nahas CS, Sparapan Marques CF, Ribeiro U Jr, Cotti GC, Imperiale AR, Capareli FC, Chih Chen AT, Hoff PM, Cecconello I (2016) Pathologic complete response in rectal cancer: can we detect it? Lessons learned from a proposed randomized trial of watch-and-wait treatment of rectal cancer. Abdom Radiol (NY) 59(4): 255-263.
12. Shuang Liu, Jiang T, Xiao L et al (2021) Total neoadjuvant therapy (TNT) versus standard neoadjuvant chemoradiotherapy for locally advanced rectal cancer: a systematic review and meta-analysis. The Oncologist 26(9): 1555-1566.
13. Suwanthanma W, Kitudomrat S, Euanorasetr C (2021) Clinical outcome of neoadjuvant chemoradiation in rectal cancer treatment. Medicine 100(38).