Đánh giá kết quả hóa-xạ trị tiền phẫu và phẫu thuật ung thư trực tràng tiến triển tại chỗ

  • Nguyễn Minh Hành Bệnh viện Trung ương Huế
  • Huỳnh Thanh Tuệ Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phạm Nguyên Tường Bệnh viện Trung ương Huế
  • Phạm Nguyên Tường Bệnh viện Trung ương Huế
  • Hoàng Nguyễn Hoài An Bệnh viện Trung ương Huế

Main Article Content

Keywords

Ung thư trực tràng, hóa xạ trị tiền phẫu

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phác đồ hóa xạ trị tiền phẫu và kết quả phẫu thuật sau hóa xạ trị ở bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn tiến triển tại chỗ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu, bao gồm 38 bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn tiến triển tại chỗ được phẫu thuật có hóa xạ trị trước mổ với liều xạ trị 45Gy/25 phân liều kết hợp hóa chất capecitabine 825mg/m2 da × 2 lần/ngày vào các ngày xạ trị tại Bệnh viện Trung ương Huế từ 02/2020 đến 10/2022. Kết quả: Tuổi trung bình là 56,5 ± 12,5, với tỷ lệ nam/nữ là 2,16/1. Triệu chứng lâm sàng hay gặp là mót rặn (63,2%). Ung thư trực tràng thấp và trung gian chiếm đa số 84,2%. Ung thư biểu mô tuyến là chủ yếu với 86,8%. Trước xạ trị u chủ yếu ở giai đoạn II, III lần lượt là 23,7% và 76,3%, sau xạ trị có sự giảm giai đoạn đáng kể xuống giai đoạn I, II với tỷ lệ lần lượt là 50% và 21,1%. Tỷ lệ hạ thấp giai đoạn T là 48,6% và giảm giai đoạn hạch N là 48,6%. Tỷ lệ bệnh nhân đạt đáp ứng một phần và đáp ứng hoàn toàn trên hình ảnh lần lượt là 50% và 7,9%. Về kết quả phẫu thuật: Mổ nội soi chiếm đa số với 86,8%, thời gian phẫu thuật trung bình 153 ± 15 phút, thời gian nằm viện trung bình 9,82 ± 3,69 (5-23) ngày. Số lượng hạch vét được trung bình là 5,86 ± 4,7 (1-15) hạch, 13,1% không phát hiện u về mặt vi thể. Phẫu thuật Pull-through chiếm đa số và tỷ lệ bảo tồn cơ thắt ở nhóm bệnh nhân trực tràng thấp là 61,1%. Biến chứng trong mổ ở mức thấp (2,6%). Kết luận: Hóa xạ trị tiền phẫu là phương pháp điều trị có hiệu quả và mang lại kết quả phẫu thuật an toàn cho bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn tiến triển tại chỗ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Global Cancer Observation (2020) Cancer today, international agency for research on cancer. Available at https://gco. iarc.fr/today. [Accessed 25 November 2021]. 2020.
2. Sauer R, Becker H, Hohenberger W, Rodel C, Wittekind C, Fietkau R, et al (2004) Preoperative versus postoperative chemoradiotherapy for rectal cancer. N Engl J Med 351: 1731-1740.
3. De Paoli A, Chiara S, Luppi G, Friso ML, Beretta GD, Del Prete S et al (2006) Capecitabine in combination with preoperative radiation therapy in locally advanced, resectable, rectal cancer: A multicentric phase II study. Ann Oncol 17: 246-251.
4. Dunst J, Debus J, Rudat V, Wulf J, Budach W, Hoelscher T et al (2008) Neoadjuvant capecitabine combined with standard radiotherapy in patients with locally advanced rectal cancer: Mature results of a phase II trial. Strahlenther Onkol 184: 450-456.
5. Phạm Cẩm Phương, Mai Trọng Khoa (2013) Đánh giá mức độ thoái triển u sau hóa xạ trị trước mổ bệnh ung thư trực tràng thấp giai đoạn tiến triển tại chỗ. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 2, tr. 84-88.
6. Huỳnh Thanh Hải, Phạm Nguyên Tường (2019) Đánh giá hiệu quả xạ trị tiền phẫu liệu trình ngắn trong điều trị ung thư trực tràng. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 1, tr. 396-400.
7. Kim JC, Kim TW, Kim JH, Yu CS, Kim HC, Chang HM, et al (2005) Preoperative concurrent radiotherapy with capecitabine before total mesorectal excision in locally advanced rectal cancer. Int J Radiat Oncol Biol Phys 63: 346-353.
8. Trương Thu Hiền, Nguyễn Văn Ba, Phạm Văn Thái, Dương Thùy Linh, Trần Văn Tôn (2021) Đánh giá hiệu quả hóa xạ trị đồng thời trước phẫu thuật điều trị ung thư trực tràng giai đoạn II, III. Tạp chí Y học Việt Nam 501, tr. 4-7.
9. Mai Đình Điểu (2014) Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư trực tràng. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.