Ung thư biểu mô tế bào vảy phát triển trong trung thất: Những khó khăn trong xác định nguồn gốc khối u và chẩn đoán - báo cáo trường hợp lâm sàng

  • Cung Văn Công Bệnh viện Phổi Trung ương

Main Article Content

Keywords

Ung thư phổi, ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tế bào vảy nguyên phát của màng phổi, mô bệnh học, hoá mô miễn dịch

Tóm tắt

Chẩn đoán phân biệt các khối u trung thất cơ bản dựa trên giải phẫu và nguồn gốc của chúng. Trong phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2015, cập nhật 2021 các u trung thất được được chia thành 3 nhóm: Trung thất trước; trung thất giữa và trung thất sau. Về nguồn gốc các u trung thất qui nạp thành 3 nhóm lớn: (1) U tuyến ức (Tumours of the thymus); (2) U tế bào mầm trung thất (Germ cell tumours of the mediastinum) và (3) Các loại u lympho hệ tạo huyết (Haematolymphoid tumours of the mediastinum). Vị trí xuất hiện u thuộc các nhóm có thể chuyên biệt hoặc đan xen (ví dụ: U tuyến ức thường chỉ thấy ở trung thất trước; u tế bào mầm có thể xuất hiện ở nhiều vị trí).          Biểu mô vảy là thành phần mô học bao phủ bề mặt ở rất nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Do vậy, ung thư biểu mô tế bào vảy (Squamous cell carcinomas - SCC) cũng có thể xuất hiện ở rất nhiều nơi, song SCC nguyên phát trong trung thất là rất hiếm. Trong phân loại u trung thất của WHO, SCC biểu hiện duy nhất trong phân loại ung thư biểu mô tuyến ức (Thymic carcinoma). Chúng tôi giới thiệu trường hợp bệnh khá đặc biệt với khối u SCC nằm trong trung thất giữa, chẩn đoán xác định gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi sinh thiết u, được chẩn đoán xác định SCC bằng mô bệnh học (MBH) và hoá mô miễn dịch (HMMD) song nguồn gốc u còn nhiều tranh luận. Ý kiến hội chẩn cho rằng u có thể xuất phát từ tế bào trung biểu mô lá thành màng phổi trung thất, bị dị sản vảy, cuối cùng trở thành SCC và có thể coi đây là trường hợp SCC nguyên phát của màng phổi (Primary Squamous Cell Carcinoma of Pleura - PSCCP), một trường hợp vô cùng hiếm gặp. Chúng tôi rất mong nhận được phản hồi từ các thầy cô, quý đồng nghiệp sau báo cáo ca bệnh này.     

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nicholson AG, Tsao MS, Beasley MB et al (2021) The 2021 WHO classification of lung tumors: Impact of advances since 2015. 387. doi: 10.1016/j.jtho. 2021.11.003. Epub 2021 Nov 20. PMID: 34808341.
2. Sigala I, Alevizopoulos N, Elefteriou K et al (2020) Primary squamous cell carcinoma of the pleura treated with nivolumab. Respirol Case Rep 8(2): 00516. doi: 10.1002/rcr2.516. eCollection 2020 Mar. PMID: 32042427.
3. Chen Z, Feng T, Wang M et al (2020) Rare cause of repeated pulmonary embolism: A case of primary pleural squamous cell carcinoma and literature review. BMC Pulm Med 20(1): 75. doi: 10.1186/s12890-020-1077-2. PMID: 32216776.
4. Ishimaru Y, Shibata Y, Ohkawara S et al (1989) Am Lymphoepithelial cystic lesion related to adenocarcinoma in the mediastinum. J Clin Pathol 92(6): 808-813. doi: 10.1093/ajcp/92.6.808.PMID: 2556020.
5. Wang X, Wang X, Li X et al (2020) Identification of specific candidate diagnostic biomarkers for lung squamous cell carcinoma based on Methylation. 27(5): 825-833. doi: 10.1089/cmb.2019.0213. Epub 2019 Sep 5.PMID: 31486674.
6. Chen JW, Dhahbi J (2021) Lung adenocarcinom and lung squamous cell carcinoma cancer classification, biomarker identification, and gene expression analysis using overlapping feature selection methods. Sci Rep 11(1): 13323. doi: 10.1038/s41598-021-92725-8. PMID: 34172784.
7. Kim CH, Cha YK, Han J et al (2022) CT findings of basaloid squamous cell carcinoma of the lung in 12 patients: A distinct category of squamous cell carcinoma in 2015 WHO classification of lung tumors. Medicine (Baltimore) 101(19): 29197. doi: 10.1097/MD.0000000000029197.PMID: 35583530.
8. Xin S, Li W, Yuan N, et al (2021) Primary squamous cell carcinoma of the thyroid: A case report. J Int Med Res 49(4): 3000605211004702. doi: 10.1177/03000605211004702.PMID: 33827322.
9. Okamura A, Watanabe M, Kozuki R et al Supraclavicular and celiac metastases in squamous cell carcinoma of the middle thoracic esophagus. Langenbecks Arch Surg 403(8): 977-984. doi: 10.1007/s00423-018-1722-x. Epub 2018 Oct 25.PMID: 30361828.
10. Mine S, Watanabe M, Kumagai K et al (2019) Comparison of mediastinal lymph node metastases from adenocarcinoma of the esophagogastric junction versus lower esophageal squamous cell carcinoma with involvement of the esophagogastric junction. Dis Esophagus 32(11): 002. doi: 10.1093/dote/doz002.PMID: 30791046.