Di căn phổi từ sarcoma xương thể giãn mạch hay u tế bào khổng lồ? Báo cáo trường hợp bệnh và thách thức trong thực hành lâm sàng
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Bệnh sarcoma xương có nguồn gốc từ tế bào gốc tạo xương. Mô bệnh học sarcoma xương theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới năm 2002 bao gồm: (1) Sarcoma xương thông thường (chiếm 70-75% các trường hợp); (2) Sarcoma xương tế bào nhỏ; (3) Sarcoma xương bề mặt ác tính cao; (4) Sarcoma xương dạng giãn mạch; (5) Sarcoma xương dạng thứ phát (trong Paget, sau tia xạ); (6) Sarcoma xương dạng trung tâm ác tính thấp; (7) Sarcoma xương cận vỏ; (8) Sarcoma xương màng xương. Sarcoma xương thường có độ ác tính cao, di căn sớm, thậm chí phát hiện di căn ngay tại thời điểm chẩn đoán, vị trí hay di căn nhất là phổi. Sarcoma xương dạng giãn mạch (Telangiectatic osteosarcoma -TOS) là một phân nhóm sarcoma xương hiếm. Bệnh thường xuất hiện ở vị trí đầu các xương ống dài. Xương đùi là vị trí thường gặp nhất, tiếp theo là xương cánh tay và xương chày. Về mặt mô học, TOS được mô tả là bao gồm nhiều khoang phình giãn nhỏ chứa đầy máu và các tế bào sarcomatous cao cấp có thể được quan sát thấy ở vành ngoại vi và trong vách ngăn. Chúng tôi giới thiệu trường hợp bệnh ban đầu được chẩn đoán lâm sàng u tế bào khổng lồ, đã phẫu thuật cắt cụt chi cách thời điểm báo cáo trên 1 năm. Giải phẫu bệnh khi đó đã cảnh báo đây có thể là sarcoma xương thể giãn mạch (Telangiectatic osteosarcoma - TOS), song bệnh nhân đã không lưu ý đến điều trị bổ trợ. Một năm sau bệnh nhân xuất hiện di căn phổi với khối u lấp lòng phế quản gốc trái gây xẹp hoàn toàn phổi một bên và vài nốt khác bên phổi đối diện. Khuyến cáo việc xác định chính xác tình trạng lành/ác hay chẩn đoán phân biệt giữa u tế bào khổng lồ xương và sarcoma xương thể giãn mạch trường hợp bệnh này vào thời điểm phẫu thuật là vô cùng quan trọng.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Basu Mallick A, Chawla SP (2021) Giant cell tumor of bone: An update. Curr Oncol Rep 23(5): 51. doi: 10.1007/s11912-021-01047-5.PMID: 33754215.
3. Liu JJ, Liu S, Wang JG et al (2013) Telangiectatic osteosarcoma: A review of literature. Onco Targets Ther 6: 593-602. doi: 10.2147/OTT.S41351. Print 2013. PMID: 23745051.
4. Limaiem F, Kuhn J, Tiwari V, Khaddour K (2022) Telangiectatic osteosarcoma. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing. PMID: 30725994.
5. Sangle NA, Layfield LJ (2012) Telangiectatic osteosarcoma. Arch Pathol Lab Med 136(5): 572-576. doi: 10.5858/arpa.2011-0204-RS.PMID: 22540307.
6. Smeland S, Bielack SS, Whelan J (2019) Survival and prognosis with osteosarcoma: Outcomes in more than 2000 patients in the EURAMOS-1 (European and American Osteosarcoma Study) cohort. Eur J Cancer 109: 36-50. doi: 10.1016/j.ejca.2018.11.027. Epub 2019 Jan 25.PMID: 30685685
7. Takeuchi Y, Sonobe S, Iwabuchi N et al (2021) a case of telangiectatic osteosarcoma in the frontal bone. NMC Case Rep J 8(1): 159-165. doi: 10.2176/nmccrj.cr.2019-0217. eCollection 2021.PMID: 35079458.
8. Patibandla MR, Uppin SG, Thotakura AK et al (2011) Primary telangiectatic osteosarcoma of occipital bone: A case report and review of literature. Neurol India 59(1): 117-119. doi: 10.4103/0028-3886.76891.PMID: 21339678.
9. Murphey MD, wan Jaovisidha S, Temple HT et al (2003) Telangiectatic osteosarcoma: radiologic-pathologic comparison. Radiology 229(2): 545-53. doi: 10.1148/radiol.2292021130. Epub 2003 Sep 25.PMID: 14512511.
10. Angelini A, Mavrogenis AF, Trovarelli G et al (2016) Telangiectatic osteosarcoma: A review of 87 cases. J Cancer Res Clin Oncol 142(10): 2197-207. doi: 10.1007/s00432-016-2210-8. Epub 2016 Jul 28.PMID: 27469493.