Sống thêm không tái phát và một số yếu tố liên quan sau phẫu thuật lại ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa tái phát có kháng 131I

  • Đặng Trung Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Ngọc Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Trọng Kiểm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ung thư tuyến giáp biệt hóa, ung thư tuyến giáp biệt hóa kháng 131I, sống thêm không tái phát

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sống thêm không tái phát và các yếu tố liên quan sau phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa tái phát kháng 131I. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 95 bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa tái phát kháng 131I từ tháng 12/2018 đến tháng 11/2021 được phẫu thuật tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Những bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ khối tái phát được đưa vào nghiên cứu. Phẫu thuật cắt bỏ khối tái phát là thời điểm ban đầu, trong khi điểm cuối của nghiên cứu là sống không tái phát. Kết quả: Trung vị thời gian theo dõi là 24 tháng, 25 bệnh nhân có tái phát tại thời điểm kết thúc nghiên cứu. Theo phân tích Kaplan-Meier, tỷ lệ sống không tái phát sau 1, 2, và 3 năm là 94,4%, 80,6% và 62,5%. Phân tích đơn biến và đa biến qua hồi quy Cox cho thấy các yếu tố như kích thước khối u và khối u tái phát xâm lấn là yếu tố liên quan đến sống thêm không tái phát. Kết luận: Kích thước khối u và u tái phát xâm lấn là yếu tố tiên lượng độc lập cho sống thêm không tái phát ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa kháng 131I.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Schlumberger M, Brose M, Elisei R et al (2014) Definition and management of radioactive iodine-refractory differentiated thyroid cancer. Lancet Diabetes Endocrinol 2(5): 356-358.
2. Lee HS, Roh JL, Gong G, Cho KJ et al (2015) Risk factors for re-recurrence after first reoperative surgery for locoregional recurrent/persistent papillary thyroid carcinoma. World J Surg 39(8): 1943-1950.
3. Sun W, Di L, Chen L, Li D et al (2022) The outcomes and prognostic factors of patients who underwent reoperation for persistent/recurrent papillary thyroid carcinoma. BMC Surg 22(1): 374.
4. Liu C, Chen T, Zeng W et al (2017) Reevaluating the prognostic significance of male gender for papillary thyroid carcinoma and microcarcinoma: a SEER database analysis. Sci Rep 7(1): 11412.
5. Kaliszewski K, Diakowska D, Nowak Ł et al (2020) The age threshold of the 8th edition AJCC classification is useful for indicating patients with aggressive papillary thyroid cancer in clinical practice. BMC Cancer 20(1): 1166.
6. Saïe C, Wassermann J, Mathy E et al (2021) Impact of age on survival in radioiodine refractory differentiated thyroid cancer patients. Eur J Endocrinol 184(5): 667-676.
7. Vianello F, Censi S, Watutantrige-Fernando S, et al (2021) The role of the size in thyroid cancer risk stratification. Sci Rep 11(1): 7303.
8. Randolph GW, Duh QY, Heller KS et al (2012) The prognostic significance of nodal metastases from papillary thyroid carcinoma can be stratified based on the size and number of metastatic lymph nodes, as well as the presence of extranodal extension. Thyroid 22(11): 1144-1152.
9. Xing M, Alzahrani AS, Carson KA et al (2015) Association between BRAF V600E mutation and recurrence of papillary thyroid cancer. J Clin Oncol 33(1): 42-50.
10. Zhou TH, Lin B, Wu F et al (2021) Extranodal extension is an independent prognostic factor in papillary thyroid cancer: A propensity score matching analysis. Front Endocrinol (Lausanne) 12: 759049.
11. Haugen BR, Alexander EK, Bible KC et al (2016) 2015 American Thyroid Association Management Guidelines for Adult Patients with Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid Cancer: The American Thyroid Association Guidelines Task Force on Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid Cancer. Thyroid 26(1): 1-133.
12. Xu S, Li Q, Wang Z, Huang H et al (2021) Evaluating the risk of re-recurrence in patients with persistent/recurrent thyroid carcinoma after initial reoperation. Surgery 169(4): 837-843.