Phẫu thuật mở cung sau cùng bên tối thiểu điều trị các u tế bào Schwann vùng cột sống cổ thấp
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật mở cung sau cùng bên tối thiểu để điều trị u tế bào Schwann rễ thần kinh vùng cổ thấp. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu. Nghiên cứu gồm 48 bệnh nhân u tế bào Schwann cột sống cổ được phẫu thuật tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2019 đến tháng 01/2022. Tình trạng lâm sàng trước và sau phẫu thuật (thời điểm khi xuất viện và 6 tháng sau mổ) được đánh giá bằng các thang điểm VAS, Karnofsky (KPS) và hệ thống điểm Klekamp-Samii. Vị trí, kích thước và hình thái của các khối u được đánh giá thông qua hình ảnh cộng hưởng từ theo sự phân loại của Sun và Pamir. Kết quả: Phẫu thuật cắt bỏ nửa cung sau được thực hiện trong 17 trường hợp, cắt gần hoàn toàn nửa cung sau trong 13 trường hợp, mở cửa sổ xương giữa 2 cung sau trong 18 trường hợp. Kết quả phẫu thuật: 79,92% lấy được toàn bộ khối u và 20,83% lấy gần toàn bộ khối u. Khi xuất viện, sự cải thiện thần kinh được quan sát thấy ở 46/48 bệnh nhân. Tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật, tất cả bệnh nhân đều giảm điểm VAS, cải thiện điểm KPS và Klekamp-Samii. Trên phim X-quang quy ước, 100% bệnh nhân cho thấy không có dấu hiệu mất vững cột sống. Kết luận: Phẫu thuật mở cung sau tối thiểu cùng bên có thể được sử dụng thay vì phương pháp cắt cung sau kinh điển trong điều trị các khối u tế bào Schwann vùng cổ thấp. Phẫu thuật mở cung sau tối thiểu có thể giúp lấy u triệt để, đồng thời ngăn ngừa sự mất vững cột sống sau phẫu thuật.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Jinnai T, Koyama T (2005) Clinical characteristics of spinal nerve sheath tumors: Analysis of 149 cases. Neurosurgery 56: 510-515. doi: 10.1227/01. NEU.0000153752.59565.BB.
3. Klekamp J, Samii M (1993) Introduction of a score system for the clinical evaluation of patients with spinal processes. Acta Neurochir 123: 221-223.
4. Sridhar K, Ramamurthi R, Vasudevan MC (2001) Giant invasive spinal schwannomas: definition and surgical management. J Neurosurg 94: 210-215.
5. Fassett DR, Clark R, Brockmeyer DL (2006) Cervical spine deformity associated with resection of spinal cord tumors. Neurosurg Focus 20(2):E2.
6. Kaptain GJ, Simmons NE et al (2000) Incidence and outcome of kyphotic deformity following laminectomy for cervical spondylotic myelopathy. J Neurosurg 93(2): 199-204.
7. Lin GZ, Ma CC, Wu C, Si Y (2022) Microscopic resection of lumbar intraspinal tumor through keyhole approach: A clinical study of 54 cases. Beijing Da Xue Xue Bao Yi Xue Ban 54(2): 315-319. Chinese. doi: 10.19723/j.issn.1671-167X.2022.02.019. PMID: 35435198; PMCID: PMC9069023.
8. Turel MK, D’Souza WP, Rajshekhar V (2015) Hemilaminectomy approach for intradural extramedullary spinal tumors: An analysis of 164 patients. Neurosurg Focus 39(02): 9.
9. Lee SE, Jahng T-A, Kim HJ (2015) Different surgical approaches for spinal schwannoma: A single surgeon’s experience with 49 consecutive cases. World Neurosurg 84(06): 1894-1902
10. Sun I, Pamir MN (2017) Non-syndromic spinal schwannomas: A novel classification. Front Neuron doi: 10.3389/fneur.2017.00318.
11. La Rocca H, Macnab I (1974) The laminectomy membrane. Studies in its evolution, characteristics, effects and prophylaxis in dogs (1974). J Bone Joint Surg Br 56: 545-550.
12. Klekamp J, Samii M (2007) Surgery of spinal tumors. Springer Science & Business Media.