Đánh giá nguy cơ viêm phổi ở bệnh nhân đột quỵ não có rối loạn nuốt

  • Đặng Phúc Đức Bệnh viện Quân y 103

Main Article Content

Keywords

Viêm phổi liên quan đột quỵ, viêm phổi sau đột quỵ, dự đoán viêm phổi

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm rối loạn nuốt và tiên lượng nguy cơ viêm phổi ở bệnh nhân đột quỵ não dựa vào thang điểm GUSS. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả. Sử dụng đường cong ROC đánh giá độ nhạy (Se) và độ đặc hiệu (Sp) của thang điểm. Tính diện tích dưới đường cong (AUC). Kết quả: Triệu chứng rối loạn nuốt hay gặp nhất là uống sặc 18,7%. Trong đó tỷ lệ uống sặc nhóm viêm phổi (VP) 39,8%; nhóm không viêm phổi (KVP) 15,3%; khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Một số triệu chứng rối loạn nuốt hay gặp khác: Ho sau ăn 14,6%, khàn giọng liên tục 12,6%, nuốt nghẹn 11,5%. Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn nuốt nặng và trung bình (GUSS < 15) 24,3%, trong đó nhóm VP 69,9%, nhóm KVP 17,0%; khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). GUSS trung bình nhóm VP 9,2 ± 6,6, nhóm KVP 17,0 ± 4,8; Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). GUSS có giá trị dự đoán tốt cho VP với AUC 0,86 (95% CI 0,82-0,89); Se 80,5%, Sp 80,1%. Phân tích hồi quy logistic đơn biến cho thấy rối loạn nuốt nặng và trung bình (GUSS < 15) gây tăng nguy cơ VP có ý nghĩa thống kê với OR là 11,4, p<0,05. Kết luận: GUSS có giá trị dự đoán tốt viêm phổi ở bệnh nhân đột quỵ não.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2005) WHO STEPS stroke manual: The WHO STEPwise approach to stroke surveillance.
2. Smith CJ, Kishore AK, Vail A, Chamorro A, Garau J, Hopkins SJ, Di Napoli M, Kalra L, Langhorne P, Montaner J, Roffe C, Rudd AG, Tyrrell PJ, van de Beek D, Woodhead M, Meisel A (2015) Diagnosis of stroke-associated pneumonia: Recommendations from the pneumonia in stroke consensus group. Stroke 46(8): 2335-2340.
3. Gamer J, Jarvis W, and Emori T (1996) CDC definitions of nosocomial infections. APIC infection control and applied epidemiology: 1-20.
4. Trapl M, Enderle P, Nowotny M, Teuschl Y, Matz K, Dachenhausen A, Brainin M (2007) Dysphagia bedside screening for acute-stroke patients: The gugging swallowing screen. Stroke 38(11): 2948-2952.
5. DeLong ER, DeLong DM, and Clarke-Pearson DL (1988) Comparing the areas under two or more correlated receiver operating characteristic curves: A nonparametric approach. Biometrics 44(3): 837-845.
6. Cugy E and Sibon I (2017) Stroke-associated pneumonia risk score: Validity in a french stroke unit. journal of Stroke and Cerebrovascular Diseases 26(1): 225-229.
7. Phan Nhựt Trí, Nguyễn Thị Thu Hương (2011) Nghiên cứu rối loạn nuốt theo GUSS ở bệnh nhân đột quỵ não cấp tại Bệnh viện Cà Mau năm 2010-2011. Nghiên cứu Y học, 3(74), tr. 167-170.
8. Smith CJ, Bray BD, Hoffman A, Meisel A, Heuschmann PU, Wolfe CD, Tyrrell PJ, Rudd AG; Intercollegiate Stroke Working Party Group (2013) Can a novel clinical risk score improve pneumonia prediction in acute stroke care? A UK multicenter cohort study. Journal of the American Heart Association 4(1): 1-10.
9. Ngô Thanh Bình, Nguyễn Văn Khôi (2013) Phân tích các yếu tố nguy cơ gây viêm phổi bệnh viện tại khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Khánh Hòa. Y học TP. HCM 17(1), tr. 78-87.
10. Chang MC, Choo YJ, Seo KC, Yang S (2022) The relationship between dysphagia and pneumonia in acute stroke patients: A systematic review and meta-analysis. Front Neurol. 2022 Mar 17;13:834240. doi: 10.3389/fneur.2022.834240.