Dị dạng động tĩnh mạch vùng tai: Nhân 8 trường hợp điều trị tại Khoa Phẫu thuật tạo hình và Hàm mặt, Bệnh viện Việt Đức

  • Đỗ Thị Ngọc Linh Bệnh viện Việt Đức
  • Nguyễn Hồng Hà Bệnh viện Việt Đức
  • Nguyễn Tài Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Dị dạng động tĩnh mạch vùng tai, phẫu thuật cắt bỏ khối dị dạng, nút mạch

Tóm tắt

 


Mục tiêu: Dị dạng động tĩnh mạch vùng tai là loại dị dạng động tĩnh mạch khá thường gặp trong các dị dạng động tĩnh mạch vùng đầu mặt cổ, tuy nhiên việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất thường, nhiều biến chứng đe dọa tính mạng… và tỷ lệ tái phát sau điều trị cao. Mục đích của bài báo là tìm hiểu các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị, từ đó bước đầu nêu ra chỉ định điều trị cho loại bệnh lý này. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu dựa trên hồ sơ ghi chép các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, can thiệp điều trị, theo dõi kết quả điều trị và diễn biến bệnh. Nhóm 8 bệnh nhân được chẩn đoán dị dạng động tĩnh mạch vùng tai, được điều trị tại Khoa Phẫu thuật Tạo hình và Hàm mặt, Bệnh viện Việt Đức từ 8/2007 đến tháng 7/2012. Kết quả: Tuổi trung bình 27 tuổi (18 - 47); Phân loại theo Schobinger: Giai đoạn II có 4 bệnh nhân, giai đoạn III có 4 bệnh nhân, không có bệnh nhân nào thuộc giai đoạn I và giai đoạn IV. Tất cả các bệnh nhân đều được nút mạch trước phẫu thuật lấy bỏ khối dị dạng mạch, trong đó cắt một phần vành tai cho 5 bệnh nhân, cắt cụt toàn bộ vành tai cho 2 bệnh nhân, 1 bệnh nhân cần ghép vạt cơ lưng rộng sau cắt khối dị dạng. Chưa có bệnh nhân nào được tạo hình lại vành tai. Theo dõi sau điều trị thời gian trung bình 16 tháng: Có 2 (25%) bệnh nhân tái phát phải phẫu thuật lần 2, 1 bệnh nhân được nút mạch bổ sung, các bệnh nhân còn lại không cần can thiệp gì thêm. Tất cả các bệnh nhân đều hài lòng với kết quả điều trị. Kết luận: Dị dạng động tĩnh mạch vùng tai có biểu hiện lâm sàng điển hình. Các bệnh nhân ở giai đoạn I cần được theo dõi và đánh giá diễn biến bệnh định kỳ. Chỉ định can thiệp nên đặt ra đối với các bệnh nhân đang trong quá trình tiến triển sang giai đoạn II và III. Sự phối hợp giữa nút mạch và phẫu thuật có hiệu quả tốt trong việc kiểm soát bệnh. Chỉ định nút mạch đơn thuần có thể cân nhắc đối với một số trường hợp đặc biệt.   

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Deffrennes D, Enjolras O, Salvan D, Herbreteau D (2004) Traitement chirurgical des malformations vasculaires superficielles et des hémangiomes de la face. Encycl Med Chir 45-146 - 43-250 - 46-235.
2. Jin Y, Lin X, Chen H, Hu X, Fan X, Li W, Ma G, Yang C, Wang W (2009) Auricular arteriovenous malformations: potential success of superselective ethanol embolotherapy. J Vasc Interv Radiol 20(6): 736-743.
3. Kim KS (2011) Arteriovenous malformation in the pretragal region: Case report. Head Neck 33(2): 281-285.
4. Kohout MP, Hansen M, Pribaz JJ, Mulliken JB (1998) Arteriovenous malformations of the head and neck. Plast Reconstr Surg 102: 643-654.
5. Liu AS, Mulliken JB, Zurakowski D, Fishman SJ, Greene AK (2010) Extracranial arteriovenous malformations: Natural progression and recurrence after treatment. Plast Reconstr Surg 125: 1185-1194.
6. Prasad KC, Prasad SC, Shahul S (2011) Spontaneous Arteriovenous Malformation of the Ear. Indian J Otolaryngol Head Neck Surg 63(1): 19-22.
7. Woo HJ, Song SY, Kim YD, Bai CH (2008) Arteriovenous malformation of the external ear: A case report. Auris Nasus Larynx 35(4): 556-558.
8. Wu JK, Bisdorff A, Gelbert F, Enjolras O, Burrows PE, Mulliken JB (2005) Auricular arteriovenous malformations: Evaluation, management and outcome. Plast Reconstruct Surg 115(4): 985-995.
9. Zheng LZ, Fan XD, Zheng JW, Su LX (2009) Ethanol embolization of auricular arteriovenous malformations: Preliminary results of 17 cases. AJNR Am J Neuroradiol 30(9): 1679-1684.