Đánh giá sự ổn định sau phẫu thuật xoay phức hợp hàm trên - hàm dưới cùng chiều kim đồng hồ

  • Nguyễn Tài Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Tấn Hùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ổn định xương, xoay theo chiều kim đồng hồ

Tóm tắt

Mục đích: Đánh giá sự ổn định xương sau phẫu thuật cắt xương Le Fort I với xoay cùng chiều kim đồng hồ và cắt dọc cành đứng xương hàm dưới trong điều trị lệch lạc xương hàm loại III. Đối tượng và phương pháp: Gồm 34 bệnh nhân người Việt bị lệch lạc xương hàm loại III được điều trị bằng phẫu thuật cắt xương Le Fort I với xoay cùng chiều kim đồng hồ và đẩy lùi xương hàm dưới bằng phẫu thuật cắt dọc cành đứng. Phim sọ nghiêng được chụp trước phẫu thuật (T1), ngay sau phẫu thuật (T2) và trung bình 12 tháng sau mổ (T3). Tương quan theo chiều ngang, chiều đứng của những mốc giải phẫu ở xương hàm trên, xương hàm dưới đến mặt phẳng tham chiếu và những thay đổi mô mềm được đánh giá. Kết quả: Trong khoảng T2-T1 có sự di chuyển lên trên và ra trước của phần sau (PNS, UMD); đưa ra trước và lún ở phần phía trước (ANS, điểm A, UIE) xương hàm trên. Trong khoảng T3-T2, xương hàm trên có sự tái phát xoay ngược chiều kim đồng hồ. Phần phía sau khá ổn định đặc biệt theo chiều đứng, phần phía trước có chiều hướng di chuyển ra sau và lên trên. Những mốc giải phẫu ở xương hàm dưới cho thấy sự tái phát ra trước theo chiều ngang và tái lên trên theo chiều đứng. Theo sau những thay đổi của xương, mô mềm của tầng mặt dưới nhìn nghiêng được xoay theo chiều kim đồng hồ. Kết luận: Phẫu thuật hai hàm và xoay cùng chiều kim đồng hồ mặt phẳng khớp cắn trong điều trị lệch lạc xương hàm loại III có kết quả ổn định (đặc biệt ở những điểm mốc phía sau của xương hàm trên), có thể giúp làm tăng thẩm mỹ mặt ở người Việt.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bell WH jacobs JD (1981) Tridimensional planning for surgical orthdontic treatment of mandibular excess. Am orthod 80: 263-288.
2. Wolford L, Chemello PD, Hilliard FW (1993) Occlusal plane alteration in orthognathic surgery. J Oral Maxillofac Surg 51: 730-740.
3. Proffit WR, Phillips C, prewitt JW et al (1991) Stability Arter surgical-orthodontic correction of skeletal class III malocclusion. Int j Adult Orthognath Surg 6: 71-80.
4. Satrom KD Sinclair PM, Wolford LM (1991) The stability of double jaw surgery: a comparison of rigid versus wire fixation. Am J Orthod Dentofacial Orthop 99: 550-563.
5. Bell WH, McBride KL (2007) Correction of the long face syndrome by Le fort I osteotomy. A report on some new technical modifications and treatment results. Oral Surg oral Med oral Pathol 44: 493-520.
6. Johan P Reyneke (2006) Postoperative skeletal stability following clockwise and counter-clockwise rotation of the maxillomandibular complex compared to conventional orthognathic treatment. British Journal of Oral and Maxillofacial Surgery 45 (2007): 56-64.
7. Schenel SA, Eisenfeld j, Bell WH et al (1976) The long face syndrome: vertical maxillary excess. Am j orthod 70: 398-408.
8. Proffit WR, Phillips C, Turvey TA (1987) Stability following superior repossitiong of the maxilla by Le Fort I. Amj Orthod Dentofacical Orthop 92: 151-161.
9. Reyneke JP Evans WG (1990) Surgical manipulation of the occlusal plane. Int J Adult Orthodon Orthognath Surg 5: 99-110.
10. Sorokolit CA, Nanda RS (1990) Assessment of the stability of mandibular setback procedures eith rigid fixation. J oral Maxillofac Surg 48: 817-822.