Hiệu quả điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới bằng gây xơ bọt tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương

  • Nguyễn Trung Anh Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Bùi Thúc Quang Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Nguyễn Quý Phong Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Phạm Thắng Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Phạm Nguyên Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới, liệu pháp gây xơ bọt

Tóm tắt

Mục tiêu:  Đánh giá hiệu quả điều trị 110 bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới bằng phương pháp gây xơ bọt tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng và phương pháp: 110 bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới tuổi trung bình 53,6 ± 11,9 được điều trị bằng phương pháp gây xơ bọt dưới hướng dẫn siêu âm. Tất cả bệnh nhân đều được theo dõi điều trị 1 tháng và 3 tháng bằng siêu âm Duplex, phân độ lâm sàng CEAP, thang điểm VCSS và CIVIQ-20. Phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang và theo dõi dọc. Kết quả: Lâm sàng cải thiện tốt với phân độ lâm sàng CEAP: C2 giảm từ 28,2% còn 20,0%, C3 giảm từ 42,7% còn 0%, C4 giảm từ 26,4% còn 0,9%, C5 giữ nguyên 2,7%. Trong khi đó C0 và C1 lần lượt tăng lên 2,7% và 73,7%. Thang điểm VCSS giảm 2,1 điểm tương đương 40,0% và CIVIQ-20 giảm 24,9 điểm tương đương 52,1% sau 3 tháng điều trị có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tỉ lệ gây tắc TM hoàn toàn là 66,4%, tắc một phần 20,0% và thất bại 13,6%. Biến chứng bao gồm đau dọc TM được điều trị 44,5% và rối loạn sắc tố da 36,4%. Kết luận: Gây xơ bọt là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn và xâm nhập tối thiểu với tỉ lệ biến chứng thấp.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Beckitt T, Elstone A, Ashley S (2011) Air versus physiological gas for ultrasound guided foam sclerotherapy treatment of varicose veins. Eur J Vasc Endovasc Surg 42: 115-119.
2. Blaise S, Bosson JL, and Diamand JM (2010) Ultrasound-guided sclerotherapy of the great saphenous vein with 1% vs. 3% polidocanol foam: A multicentre double-blind randomised trial with 3-year follow-up. Eur J Vasc Endovasc Surg 39: 779-786.
3. Coleridge-Smith P, Lok C, and Ramelet A-A (2005) Venous leg ulcer: A meta-analysis of adjunctive therapy with micronized purified flavonoid fraction. European journal of vascular and endovascular surgery 30: 198-208.
4. Coleridge-Smith P, Labropoulos N, Partsch H et al (2006) Duplex ultrasound investigation of the veins in chronic venous disease of the lower limbs-UIP consensus document. Part I. Basic principles. European journal of vascular and endovascular surgery 31: 83-92.
5. Figueiredo M, Araujo S, Barros N Jr et al (2009) Results of surgical treatment compared with ultrasound-guided foam sclerotherapy in patients with varicose veins: A prospective randomised study. Eur J Vasc Endovasc Surg 38: 758-763.
6. Kundu S, Lurie F, Millward SF et al (2007) Recommended reporting standards for endovenous ablation for the treatment of venous insufficiency: Joint statement of The American Venous Forum and The Society of Interventional Radiology. J Vasc Surg 46: 582-589.
7. O'Hare J, Parkin D, Vandenbroeck C et al (2008) Mid term results of ultrasound guided foam sclerotherapy for complicated and uncomplicated varicose veins. European Journal of Vascular and Endovascular Surgery 36: 109-113.
8. Rabe E, Otto J, Schliephake D et al (2008) Efficacy and safety of great saphenous vein sclerotherapy using standardised polidocanol foam (ESAF): A randomised controlled multicentre clinical trial. Eur J Vasc Endovasc Surg 35: 238-245.
9. Rabe E, Breu FX, Cavezzi A et al (2014) European guidelines for sclerotherapy in chronic venous disorders. Phlebology 29: 338-354.
10. Yamaki T, Nozaki M, Sakurai H et al (2009) Multiple small-dose injections can reduce the passage of sclerosant foam into deep veins during foam sclerotherapy for varicose veins. Eur J Vasc Endovasc Surg 37: 343-348.