Độ an toàn của kỹ thuật đốt nhiệt sóng cao tần sử dụng kim điện cực cool-tip trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan

  • Nguyễn Thị Thu Huyền Đại học Y dược Thái Nguyên
  • Mai Hồng Bàng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Tiến Thịnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Văn Riệp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ung thư biểu mô tế bào gan, đốt nhiệt sóng cao tần

Tóm tắt

 Mục tiêu: Đánh giá độ an toàn của phương pháp đốt nhiệt sóng cao tần sử dụng kim điện cực Cool-tip trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp, không đối chứng: gồm 82 bệnh nhân chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào gan (UBTG) với kích thước khối u trung bình 31,54 ± 10,7 mm, điều trị bằng phương pháp đốt nhiệt sóng cao tần được thực hiện trên hệ thống COOL-TIP E SERIES thế hệ mới tại Bệnh viện TƯQĐ 108, thời gian từ tháng 9/2012 đến tháng 10/2016. Theo dõi và đánh giá các tai biến, biến chứng sớm, biến chứng muộn và tác dụng phụ của kỹ thuật sau điều trị. Kết quả: Tổng cộng có 115 lần can thiệp, tất cả đều thành công về kỹ thuật.. Không có tử vong liên quan đến kỹ thuật, có 3 biến chứng sớm (3,7%): 1 áp xe hóa khối u, 1 thủng cơ hoành, 1 tràn dịch màng phổi . 2 biến chứng muộn (2,4%) gieo rắc tế bào ung thư trên đường chọc kim phát hiện ở thời điểm 23 tháng và 37 tháng. Hội chứng sau đốt nhiệt sóng cao tần gặp ở 55 ca (67%). Kết luận: Kỹ thuật đốt nhiệt sóng cao tần với sử dụng kim điện cực Cool-tip là một phương pháp an toàn trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Mai Hồng Bàng (2016) Điều trị ung thư biểu mô tế bào gan các phương pháp can thiệp qua da. Nhà xuất bản Y học, tr 18,19,20.
2. Nguyễn Tiến Thịnh (2011) So sánh hiệu quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tắc mạc hóa dầu đơn thuần và tắc mạch hóa dầu kết hợp đốt nhiệt sóng cao tần. Luận án Tiến sỹ y học. Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108.
3. Jordi B, Morris S (2012) AASLD Practice guidline, Management of Hepatocellular Carcinoma: An update: 1020-1035.
4. Wen-C C, Chia-Y L et al (2015) Pleural Effusion after percutaneous radiofrequency ablation for hepatic malignancies, J. Cancer Res. Pract: 22-30
5. Shi- ML (2008) Recent advances in hepatocellular carcinoma in the treatment of hepatocellular carcinoma and metastatis liver cancers. Pubmed.
6. Livraghi T, Solbiati L et al (2003) Treatment of focal liver tumors with percutaneous radiofrequency ablation: Complication encountered in a multicenter study. Radiology 226: 441-51.
7. Takuma T, Haruhiko Y. et al (2006)“Radiofrequency Ablation for hepatocellular carcinoma in so - called high rish locations. Hepatology 1101-1108
8. Todd CS, Damian ED (2007) Image - guided thermal ablation of nonresectable hepatic tumors using the cool - tip radiofrequency ablation system. www.future - drugs. Com
9. Tze MW, Ronal SA et al (2005) Image-guided Percutaneous radiofrequency ablation and Incidence of post radiofrequency ablation syndrom: prospective survey. Vascular and Intervention Radiology: 1097-1102
10. Venkataramu (2003) Radiofrequency ablation of hepatic lesions : A review. Applied Radiology.