Kết quả phẫu thuật bắt vít qua vỏ xương trong bệnh lý mất vững cột sống thắt lưng

  • Lại Huỳnh Thuận Thảo Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Nguyễn Phong Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Nguyễn Ngọc Khang Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Trần Huy Hùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

vít qua vỏ xương, mất vững cột sống thắt lưng

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật bắt vít qua vỏ xương trong bệnh lý mất vững cột sống thắt lưng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả 25 bệnh nhân mất vững cột sống thắt lưng 1 tầng được điều trị bằng phẫu thuật bắt vít qua vỏ xương kết hợp hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp tại Khoa Ngoại Thần kinh-Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/06/2018 đến 31/12/2018. Kết quả: Trung bình thời gian phẫu thuật 156,6 ± 29,4 phút, chiều dài vết mổ 4,86 ± 0,55cm, lượng máu mất 190,6 ± 26,93ml, thời gian phục hồi sau mổ 3,67 ngày. Mức độ đau theo thang điểm (Visual Analog Scale) VAS trước mổ, khi ra viện, sau mổ 6 tháng lần lượt: VAS đau lưng 6,04 ± 1,09, 4,36 ± 1,25, 2,8 ± 0,7 VAS đau theo rễ 5,92 ± 1,08; 4 ± 0,95; 2,76 ± 0,72. Thang điểm (Japanese Orthopaedic Association Score) JOA trước mổ, khi ra viện, sau mổ 6 tháng lần lượt 10 ± 2,27, 12,88 ± 3, 18 ± 2,42. Tỷ lệ hồi phục theo Hyrabayashi dựa trên JOA rất tốt và tốt đạt 76%. Mức độ nắn chỉnh di lệch (mm) trước mổ, khi ra viện, sau mổ 6 tháng lần lượt là 17,5 ± 2,2, 4,5 ± 1,7, 5,5 ± 0,78, mức độ gập góc (o) 11,24 ± 2,81,; 2,38 ± 0,52, 2,5 ± 0,66, chiều cao liên thân đốt (mm) 7,1 ± 3,56, 10,42 ± 1,58, 10,2 ± 1,66. Tỷ lệ liền xương đạt 96%, 4% lỏng vít và khả năng khớp giả, kết quả chung phẫu thuật đạt khá và tốt là 52%. Không có biến chứng sau mổ. Kết luận: Phẫu thuật bắt vít qua vỏ xương trong bệnh lý mất vững cột sống thắt lưng được xem như một dạng xâm lấn tối thiểu với tính an toàn và hiệu quả cao.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Audat Z, Darwish FT et al (2011) Surgical management of low grade isthmic spondylolisthesis; a randomized controlled study of the surgical fixation with and without reduction. Scoliosis Journal 6(14): 1-6.
2. Fabio G, David V et al (2015) Pedicle screw loosening: A clinically relevant complication?. Euro spine J 24: 1005-1016.
3. Gonchar I, Kotani Y, Iwasaki N (2018) Comparison of Modified Cortical Bone Trajectory screw and Pedicle Screw for Spinal Reconstruction Surgery. Clinics in surgery 3: 2276.
4. Gonchar I, Kotani Y, Matsui Y, Miyazaki T, Kasemura T, Masuko T (2014) Experience of 100 consecutive spine reconstructions using cortical bone trajectory (CBT) screws vs traditional pedicle screws. Proceeding of SMISS Global Forum: 19-21; Miami, FL, USA.
5. Karki S, Zhang S et al (2019) Comparison of clinical outcomes of cortical bone trajectory and traditional pedicle screw fixation in posterior lumbar interbody fusion. Open Journal of Orthopedics 9: 31-47.
6. Kepler CK, Rihn JA, Radcliff KE et al (2012) Restoration of lordosis and disk height after single-level transforaminal lumbar interbody fusion. Orthopaedic Surgery 4(1): 15-20.
7. Lee HJ, Kim JS, Ryu KS (2016) Minimally Invasive TLIF Using Unilateral Approach and Single Cage at Single Level in Patients over 65. BioMed Research International 12(2): 1-10.
8. Marengo N, Ajello M et al (2018) Cortical bone trajectory screws in posterior lumbar interbody fusion: minimally invasive surgery for maximal muscle sparing-A prospective comparative study with the traditional open technique. Biomed research international 7424568.
9. Mark S Greenberg (2016) Handbook of Neurosurgery. Eighth Edition, Thieme New York: 1489-1503.
10. Ninomiya K, Iwatsuki K, Ohnishi Y, Yoshimine T, (2016) Radiological evaluation of the initial fixation between cortical bone trajectory and conventional pedicle screw technique for lumbar degenerative spondylo-listhesis. Asian Spine J 10: 251-257.