Theo dõi thay đổi cung lượng tim ước tính liên tục trong phẫu thuật thay khớp háng với monitor Nihon Kohden

  • Phan Thị Thu Yến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh- TP. Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Cung lượng tim ước tính liên tục, phẫu thuật thay khớp háng

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm quan sát sự thay đổi huyết động sau khi gây tê tủy sống trong quá trình thay khớp háng được theo dõi không xâm lấn bằng monitor Nihon Kohden. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên 66 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật thay khớp háng dưới gây tê tuỷ sống tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Thành phố Hồ Chí Minh) từ tháng 5/2021 đến tháng 03/2022, nhằm theo dõi cung lượng tim ước tính liên tục (esCCO) tại các thời điểm trong mổ. Kết quả: Cung lượng tim ước tính giảm từ lúc rạch da đến cuối cuộc mổ với tỷ lệ từ 9% đến 14,6% (p<0,001), giảm nhiều nhất tại thời điểm sau mở ổ khớp 14,6% (p<0,001). Kết luận: Trong suốt quá trình phẫu thuật khớp háng, chỉ số esCCO giảm, vì vậy cần theo dõi sát tình trạng thay đổi huyết động đặc biệt giai đoạn mở ổ khớp và doa ổ cối để có hướng xử lý phù hợp.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Sinha AC, Singh PM, Grewal N et al (2014) Comparison between continuous non-invasive estimated cardiac output by pulse wave transit time and thermodilution method. Ann Card Anaesth 17(4): 273-377.
2. Bộ Y tế (2016) Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành quy trình gây mê hồi sức.
3. Meyhoff CS, Hesselbjerg L, Koscielniak-Nielsen Z, et al (2007) Biphasic cardiac output changes during onset of spinal anaesthesia in elderly patients. Eur J Anaesthesiol 24(9): 770-775.
4. Clark DI, Ahmed AB, Baxendale BR et al (2001) Cardiac output during hemiarthroplasty of the hip. A prospective, controlled trial of cemented and uncemented prostheses. J Bone Joint Surg Br 83(3): 414-418.
5. Yokoyama M, Ueda W, Hirakawa M (2000) Haemodynamic effects of the lateral decubitus position and the kidney rest lateral decubitus position during anaesthesia. Br J Anaesth 84(6): 753-757.
6. Wieslander B, Ramos JG, Ax M et al (2019) Supine, prone, right and left gravitational effects on human pulmonary circulation. J Cardiovasc Magn Reson, 21 (1): 69.