Nghiên cứu đặc điểm viêm phổi thở máy xâm nhập tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai năm 2022

  • Lê Quang Trí Bệnh viện Bạch Mai
  • Lê Thị Bình Trường Đại học Thăng Long

Main Article Content

Keywords

Viêm phổi thở máy, thở máy, nội khí quản, chăm sóc bệnh nhân thở máy

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm người bệnh thở máy xâm nhập tại Khoa Cấp cứu (A9), Bệnh viện Bạch Mai. Xác định tỷ lệ viêm phổi thở máy xâm nhập ở người bệnh và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Mô tả tiến cứu được tiến hành trên bệnh nhân ≥ 16 tuổi, có chỉ định thở máy liên tục trên 48 giờ tại Khoa Cấp cứu (A9), Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2022. Người bệnh không có bằng chứng viêm phổi trước khi bắt đầu tham gia nghiên cứu và được theo dõi từ khi có chỉ định thở máy cho đến khi bệnh nhân rút ống nội khí quản hoặc được mở khí quản hoặc tử vong, chuyển khoa/chuyển viện/ra viện. viêm phổi thở máy được chẩn đoán theo các tiêu chuẩn lâm sàng viêm phổi CPIS của Pugin (điểm viêm phổi > 6). Số liệu được thu thập theo thời gian từ hồ sơ bệnh án bao gồm các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng và bảng theo dõi chăm sóc điều dưỡng. Tỷ lệ mắc mới viêm phổi thở máy được tính bằng số bệnh nhân mắc phải viêm phổi chia cho số bệnh nhân thở máy có nguy cơ viêm phổi. Mô hình hồi quy đơn biến được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan đến tình trạng viêm phổi thở máy. Kết quả: Trong 140 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu, tỷ lệ mắc mới viêm phổi thở máy là 35% (49/140) với vi khuẩn gây viêm phổi phổ biến nhất là A. baumanii: 38,8% (19/49). Mô hình hồi quy đơn biến cho thấy các yếu tố tăng nguy cơ viêm phổi thở máy bao gồm: Hôn mê khi vào viện (OR = 2,49; p=0,023); đặt nội khí quản cấp cứu (OR = 2,13, p=0,034), ống nội khí quản không có hệ kênh hút trên cuff (OR = 2,87; p=0,028), điểm Glasgow ≤ 8 (OR = 5,34, p=0,012), số ngày thở máy ≥ 5 (OR = 4,53, p<0,0001), số ngày điều trị tại Khoa Cấp cứu (OR = 4,43, p<0,0001), mức độ chăm sóc hệ thống máy thở không đạt (OR = 2,22, p=0,033) và mức độ chăm sóc thể chất bệnh nhân không đạt (OR = 2,47, p=0,013). Kết luận: Tình trạng tri giác, thời điểm đặt nội khí quản, loại ống nội khí quản, thời gian thở máy, thời gian điều trị và mức độ chăm sóc người bệnh thở máy là những yếu tố liên quan đến viêm phổi thở máy. Do đó, nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện trên đối tượng có nguy cơ cao đóng vai trò quan trọng trong việc dự phòng viêm phổi thở máy.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Giang Thục Anh (2004) Đánh giá sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Bạch Mai năm 2003-2004. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú Trường Đại Học Y Hà Nội, tr. 3-5.
2. Bùi Hồng Giang (2013) Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn và điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai năm 2012. Luận văn Tạc sĩ Y học - Chuyên ngành hồi sức cấp cứu, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Hương Giang (2012) Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện trên người bệnh thở máy và hiệu quả chăm sóc của điều dưỡng viên Bệnh viện Bạch Mai. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng, trường Đại học Thăng Long.
4. Phạm Văn Hiển (1996) Sử dụng phương pháp rửa phế nang qua ống nội soi mềm để xác định nhiễm khuẩn phổi phế nang ở bệnh nhân thở máy. Luận văn thạc sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội.
5. Lại Văn Hoàn (2011) Đánh giá thực trạng nhiễm trùng bệnh viện tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn thạc sĩ Y học – Chuyên ngành Hồi sức cấp cứu, Đại học Y Hà Nội
6. American - Thoracic - Socity (2005) Guidelines for the management of adults with hospital - acquired, ventilator associated, and healthcare - associated pneumonia. Am J Respir Crit Care Med 171