Mô tả đặc điểm và kết quả chăm sóc người bệnh xơ gan mất bù tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Đào Thị Hồng Mai Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Văn Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Văn Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Khắc Tuân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Nhung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hiền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Ngọc Mai Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Cao Thị Lan Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Chu Việt Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Phương Liên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Cảnh Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Xơ gan mất bù, chăm sóc điều dưỡng, giáo dục sức khỏe

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm người bệnh xơ gan mất bù (NB XGMB) tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2022. Đánh giá kết quả chăm sóc điều dưỡng đối với người bệnh xơ gan mất bù. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 150 người bệnh xơ gan mất bù điều trị tại Viện điều trị các bệnh tiêu hóa, Bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2022. Kết quả: Nam/nữ: 4,17/1, tuổi trung bình: 58,2 ± 6,2 (năm); tiền sử chủ yếu do lạm dụng rượu bia và nhiễm virus viêm gan B. 22,67% có mắc kèm bệnh rối loạn chuyển hóa. Lý do vào viện: Xuất huyết tiêu hóa, bệnh não gan, nhiễm trùng lần lượt 47%, 17%, 14%. Child-Pugh B và C là 71%, 24%. Sau điều trị chăm sóc, ra viện cải thiện các triệu chứng chính (86,34%) và có tâm lý hài lòng (98,67%). 86% đạt kết quả chăm sóc tốt. Tư vấn giáo dục sức khỏe chưa đạt tỷ lệ cao. Kết luận: Chăm sóc điều dưỡng cần toàn diện, đặc biệt với người bệnh xơ gan mất bù cao tuổi, nhiều bệnh kết hợp, chức năng gan kém. Cần nâng cao việc giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2007) Sách “Giáo trình điều dưỡng cơ bản”. Nhà xuất bản Y học.
2. La Văn Hà (2022) Thực trạng chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh xơ gan và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Luận văn Thạc sĩ điều dưỡng, Trường Đại học Thăng Long.
3. Nguyễn Phương Nhung (2020) Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân xơ gan điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Khoa Tiêu hoá-Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn Thạc sĩ điều dưỡng, Trường Đại học Thăng Long.
4. Lý Thị Ngọc Yến (2022) Kết quả chăm sóc người bệnh xơ gan và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021. Luận văn Thạc sĩ điều dưỡng, Trường Đại học Thăng Long.
5. Viện Nghiên cứu Y dược lâm sàng 108 (2017) Xơ gan. Giáo trình bệnh học Nội tiêu hóa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 293-301.
6. Mathur AK, Chakrabarti AK, Mellinger JL, Volk ML, Day R, Singer AL, Hewitt WR, Reddy KS, Moss AA (2017) Hospital resource intensity and cirrhosis mortality in United States. World J Gastroenterol 23(10): 1857-1865.
7. European Association for the Study of the Liver (2018) EASL Clinical Practice Guidelines for the management of patients with decompensated cirrhosis. J Hepatol 69(2): 406-460. doi: 10.1016/j.jhep.2018.03.024.
8. GBD 2017 Cirrhosis Collaborators (2020) The global, regional, and national burden of cirrhosis by cause in 195 countries and territories, 1990- 2017: A systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017. The lancet. Gastroenterology & hepatology 5(3): 245-266.
9. Langberg KM, Kapo JM, Taddei TH (2018) Palliative care in decompensated cirrhosis: A review. Liver international 38(5): 768-775.
10. Thuy TX (2019) Patient knowledge about disease self-management of cirrhosis. Master's Theses Student Research, University of Northern Colorado Scholarship & Creative Works.