Giá trị của thang điểm Kyoto trong chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính trên 60 tuổi

  • Nguyễn Thị Hường Trường Đại học Y Hà Nội
  • Phạm Minh Ngọc Quang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Dương Minh Thắng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Helicobacter pylori, thang điểm Kyoto, viêm dạ dày mạn tính

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá giá trị thang điểm Kyoto trong chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính trên 60 tuổi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 130 bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính trên 60 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Nhận định tổn thương dạ dày theo thang điểm Kyoto (teo niêm mạc, dị sản ruột, phì đại nếp niêm mạc, nốt sần, ban đỏ lan tỏa). Tình trạng nhiễm H. pylori được xác định bằng kết hợp urease test và mô bệnh học, nhiễm H. pylori khi dương tính ở cả 2 phương pháp. Kết quả: Trong 130 đối tượng tham gia, 62/130 (47,7%) nhiễm H. pylori. Teo niêm mạc mức độ nhẹ - vừa - nặng chiếm 36,9%, 60,8%, 2,3%. Tỷ lệ dị sản ruột, phì đại nếp niêm mạc, nốt sần, ban đỏ lan tỏa là 5,4%, 14,6%, 4,6%, 22,3%. Điểm Kyoto phân bố từ 0-4. Thang điểm Kyoto có AUROC cao (0,907, 95% độ tin cậy (CI): 0,86-0,955, p=0,000) trong chẩn đoán H. pylori với điểm cắt chẩn đoán là 2, độ nhạy 69,4%, độ đặc hiệu 95,6%, giá trị dự báo dương tính 93,4%, giá trị dự báo âm tính 77,3% và độ chính xác 83,1%. Trong 5 đặc điểm nội soi, ban đỏ lan tỏa có giá trị nhất trong chẩn đoán H. pylori với AUROC cao nhất (0,688, 95% CI: 0,594-0,781, p=0,048), độ đặc hiệu 95,6%, giá trị dự báo dương tính 89,7%. Kết luận: Thang điểm Kyoto có độ chính xác cao trong dự đoán nhiếm H. pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính trên 60 tuổi.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Toyoshima O, Nishizawa T, Arita M et al (2018) Helicobacter pylori infection in subjects negative for high titer serum antibody. World J Gastroenterol. 24(13): 1419-1428. doi:10.3748/wjg.v24.i13.1419.
2. Marušić M, Majstorović Barać K, Bilić A et al (2013) Do gender and age influence the frequency of Helicobacter pylori infection? Wien Klin Wochenschr 125(21-22): 714-716. doi:10.1007/s 00508-013-0433-0.
3. Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Duy Thắng (2013) Nghiên cứu đặc điểm nội soi, mô bệnh học của viêm dạ dày mạn tính thể trợt lồi có H. pylori dương tính ở bệnh nhân cao tuổi. Bệnh viện Nông nghiệp.
4. Nguyen TL, Uchida T, Tsukamoto Y, et al Helicobacter pylori infection and gastroduodenal diseases in Vietnam: A cross-sectional, hospital-based study. BMC Gastroenterol 10: 114. doi:10.1186/1471-230X-10-114.
5. Phạm Hồng Khánh, Vũ Văn Khiên, Trần Thị Hyyền Trang (2021) Tần suất và các yếu tố độc lực của Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn. Tạp chí Y học Việt Nam.
6. McCarthy DM (1991) Helicobacter pylori infection and gastroduodenal injury by non-steroidal anti-inflammatory drugs. Scand J Gastroenterol Suppl 187: 91-97. doi: 10.3109/00365529109098230.
7. Ohkuma K, Okada M, Murayama H et al (2000) Association of Helicobacter pylori infection with atrophic gastritis and intestinal metaplasia. J Gastroenterol Hepatol 15(10): 1105-1112. doi:10.1046/j.1440-1746.2000.02305.x
8. Zhao J, Xu S, Gao Y, et al (2020) accuracy of endoscopic diagnosis of Helicobacter pylori Based on the Kyoto classification of gastritis: a multicenter study. Front Oncol 10: 599218. doi:10.3389/fonc.2020.599218.