Đánh giá kết quả của phương pháp sóng xung kích trong điều trị bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính trong 6 tháng

  • Lê Duy Thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Điện Biên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Nguyên Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính, liệu pháp sóng xung kích tim

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phương pháp sóng xung kích trong điều trị bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính trong 6 tháng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang có đối chiếu và so sánh, theo dõi trong 6 tháng trên 65 bệnh nhân có bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính có đau thắt ngực dai dẳng theo tiêu chuẩn ESC 2013 điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 3/2015 đến tháng 3/2021. Theo dõi đau ngực, khả năng gắng sức, tình trạng khó thở, siêu âm tim, xạ hình tưới máu cơ tim sau 6 tháng điều trị. Kết quả: Các triệu chứng đau ngực cải thiện rõ rệt (số cơn đau ngực 6,26 ± 2,59 xuống 0,58 ± 0,56 cơn; lượng nitrat dùng/tuần từ 6,34 ± 2,62 xuống 0,60 ± 0,55 lần/tuần). Test đi bộ 6 phút đều cải thiện (280,8 ± 71,1m so với 388,6 ± 44,4m). Tỷ lệ phân loại mức độ đau ngực cải thiện 6 tháng lần lượt: CCS 3 (59,46% xuống 0%), CCS 4 (16,92% xuống 0%). Ở nhóm có suy tim theo phân độ NYHA cải thiện (NYHA III từ 13,85% xuống 1,54%, NYHA IV không còn trường hợp nào. NT-proBNP giảm (942,75 ± 1618,37 xuống với 410,45 ± 451,54pg/ml). Phân suất tống máu EF Simpsons sau điều trị (48,48 ± 10,57%) cao hơn trước điều trị (43,89 ± 12,27%). WMSI sau điều trị (1,28 ± 0,15) cải thiện hơn so với trước điều trị (1,54 ± 0,18). GLS cải thiện từ -10,28 ± 2,82 lên -12,48 ± 2,67. Sau điều trị các điểm trung bình của SSS (17,45 ± 8,61 so với 12,18 ± 7,89); SRS (11,09 ± 7,74 so với 9,46 ± 7,23), SDS (4,37 ± 2,31 so với 2,57 ± 1,56) đều cải thiện hơn so với trước điều trị với p<0,05. Mức độ khuyết xạ nặng và diện khuyết xạ rộng giảm có ý nghĩa sau điều trị lần lượt là 46,2% xuống 12,3% và 60% xuống 26,2% với p<0,001). Kết luận: Điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính có đau thắt ngực dai dẳng bằng sóng xung kích có hiệu quả rõ rệt. 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

Gowdak LH, Sbano JCN, Cesar LAM, Abduch MC, Lima MSM, Dourado PMM, Cruz CBBV, Tsutsui JM (2018) Cardiac shock wave therapy improves myocardial perfusion and preserves left ventricular mechanics in patients with refractory angina: A study with speckle tracking echocardiography. Echocardiography 35(10): 1564-1570.
2. Conrado I (2019) Shock wave therapy improves myocardial blood flow reserve in patients with refractory angina: Evaluation by real-time myocardial perfusion echocardiography. J Am Soc Echocar 32: 1075-1085.
3. Alunni G, Barbero U, Vairo A, D'Amico S, Pianelli M, Zema D, Bongiovanni F, Gaita F (2017) The beneficial effect of extracorporeal shockwave myocardial revascularization: Two years of follow-up. Cardiovascular Revascularization Medicine 18: 572-576.
4. Čelutkienė J, Burneikaitė G, Shkolnik E, Jakutis G, Vajauskas D, Čerlinskaitė K, Zuozienė G, Petrauskienė B, Puronaitė R, Komiagienė R, Butkuvienė I, Steponėnienė R, Misiūra J, Laucevičius A (2019) The effect of cardiac shock wave therapy on myocardial function and perfusion in the randomized, triple-blind, sham-procedure controlled study. Cardiovasc Ultrasound 17(1): 13.
5. Faber L, Lindner P (2014) Echo-guied extracoporeal shock wave therapy for refractory angina improves region myocardial blood flow and longgitudinal segmental left ventricular function. ESC Congress 2014, Barcelona, Spain.
6. Medispec (2006) Operating Manual CS2X400. Germantown, Maryland, USA.
7. Prasad M, Wan Ahmad WA, Sukmawan R, Magsombol EB, Cassar A, Vinshtok Y, Ismail MD, Mahmood Zuhdi AS, Locnen SA, Jimenez R, Callleja H, Lerman A (2015) Extracorporeal shockwave myocardial therapy is efficacious in improving symptoms in patients with refractory angina pectoris - a multicenter study. Coronary Artery Disease 26(3): 194-200.
8. Montalescot G, Sechtem U (2013) 2013 ESC Guidelines on the management of stable coronary artery disease. Eur. H. Journal 34: 2949-3003.
9. Nirala S Wang Y, Peng Y-Z, Yang P, Guo T (2016) Cardiac shock wave therapy shows better outcomes in the coronary artery disease patients in a long term. Eur Rev Med Pharmacol Sci 20(2): 330-338.
10. Takakuwa Y, Sarai M, Ozaki Y (2017) Extracorporeal shock wave therapy for coronary artery disease: Relationship of symptom amelioration and ischemia improvement. Asia Ocean J Nucl Med Biol 6(1): 1-9.
11. Vainer J, Habets J, Schalla M, Lousberg A (2016) Cardiac shockwave therapy in patients with chronic refractory angina pectoris. Neth Heart J, 24.
12. Wang Yu, Peng Yunzhu, Yang Ping, Cai Hong Yan, Tao Siming (2014) Extracoporeal Cardiac Shock Wave Therapy (CSWT) for treatment of coronary artery disease in China. Glosal Jounals Inc 14(4): 21.