Giá trị của siêu âm tim 3D qua thực quản trong đánh giá tổn thương tim ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn-đối chiếu với kết quả phẫu thuật

  • Nguyễn Thị Thu Hoài Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Thị Nụ Bệnh viện Hữu Nghị

Main Article Content

Keywords

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, siêu âm tim qua thành ngực, siêu âm tim 2D qua thực quản, siêu âm tim 3D qua thực quản

Tóm tắt

Mục tiêu: Đối chiếu kết quả đánh giá tổn thương tim ở các bệnh nhân (BN) viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) bằng siêu âm tim 2D qua thành ngực (2DTTE), siêu âm tim 2D qua thực quản (2DTEE) và siêu âm tim 3D qua thực quản (3DTEE) với tiêu chuẩn vàng là kết quả phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp: Trong thời gian từ 7/2019 đến 9/2020, tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai, 40 BN được chẩn đoán VNTMNK được tiến hành 2DTTE, 2DTEE và 3DTEE, trong đó 27 BN được tiến hành phẫu thuật tim dưới tuần hoàn ngoài cơ thể, sau đó đối chiếu kết quả siêu âm với kết quả trong phẫu thuật. Kết quả: 3DTEE có độ nhạy phát hiện tổn thương sùi 96,2%, độ đặc hiệu 94,5%, độ phù hợp cao khi đối chiếu với phẫu thuật, Kappa: 0,889. Đối với tổn thương áp xe, độ nhạy 77,78%, độ đặc hiệu 94,44%, độ phù hợp của 3DTEE khá khi đối chiếu với phẫu thuật, Kappa: 0,743. Đối với tổn thương thủng rách van tim, 3DTEE có độ nhạy 72,7%, độ đặc hiệu 93%, độ phù hợp khá khi đối chiếu với phẫu thuật, Kappa: 0,658. Trong đánh giá tổn thương đứt dây chằng, 3D TEE có độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 100% , độ phù hợp cao khi so sánh với phẫu thuật, Kappa: 1. Đa số các tổn thương được phát hiện trên 3DTEE có độ nhạy, độ đặc hiệu, Kappa cao hơn 2DTTE và 2DTEE khi đối chiếu với phẫu thuật. Kết luận: Siêu âm tim 3D qua thực quản giúp làm gia tăng giá trị chẩn đoán, cung cấp nhiều thông tin trong việc đánh giá, phát hiện các tổn thương trong tim ở bệnh nhân VNTMNK. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, âm tính phát hiện các tổn thương VNTMNK cao hơn so với siêu âm tim 2D qua thành ngực và siêu âm tim 2D qua thực quản.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Cahill TJ, Prendergast BD (2016) Infective endocarditis. The Lancet 387(10021): 882-893. doi:10.1016/S0140-6736(15)00067-7.
2. Habib G, Lancellotti P, Antunes MJ et al (2015) 2015 ESC guidelines for the management of infective endocarditis: the task force for the management of infective endocarditis of the European Society of Cardiology (ESC) endorsed by: European association for cardio-thoracic Surgery (EACTS), the European association of nuclear medicine (EANM), Eur. Heart J. 36 (44): 3075-3128, https://doi.org/10.1093/ eurheartj/ehv319.
3. Nguyễn Thị Thu Hoài, Phạm Minh Tuấn, Trần Bá Hiếu, Phạm Mạnh Hùng, Đỗ Doãn Lợi, Dương Đức Hùng và cộng sự (2019) Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2012-2017. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam - số 87 năm 2019.
4. Vũ Kim Chi (2002) Nghiên cứu vai trò của siêu âm tim qua thực quản trong chẩn đoán bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Luận văn thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội 2002. Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Lân Việt.
5. Bui STT, Duong HD, Vu TT, Phan NT, Nguyen AV, Mai SH, Nguyen HTT (2022) Multimodality imaging in the diagnosis of bioprosthetic aortic valve endocarditis: A case report. Ann Med Surg (Lond) 80:104238. doi: 10.1016/j.amsu.2022.104238.
6. Nanda NC, Rahman SMA-E, Khatri G et al (1995) Incremental value of three-dimensional echocardiography over transesophageal multiplane two-dimensional echocardiography in qualitative and quantitative assessment of cardiac masses and defects. Echocardiography 12(6): 619-628. doi:10.1111/j.1540-8175.1995.tb00854.x.
7. Daniel WG, Mügge A, Martin RP et al (1991) Improvement in the diagnosis of abscesses associated with endocarditis by transesophageal echocardiography. New England Journal of Medicine. 324(12): 795-800. doi: 10.1056/NEJM 199103213241203.
8. Bhattacharyya S, Bahrami T et al (2014) Comprehensive assessment of complication of infective endocarditis. International Journal of Cardiology 174: 87-88.
9. Maurice A, Sherman J, Daley N, Collins K, Burstow D, et al (2013) The sensitivity and specificity of Modern-Era 2D/3D transoesophageal and transthoracic echocardiography for diagnosis of native and prosthetic valve left-sided infective endocarditis compared with surgical findings. Heart Lung and Circulation 22: 126-266
10. Carevic V, Mladenovic Z, Perkovic-Avelini R, Becic T, Radic M, Fabijanic D (2021) Three-dimensional transesophageal echocardiography in the diagnosis and treatment of mitral prosthetic valve endocarditis-A narrative review. Medicina (Kaunas) 58 (1) 23, https://doi.org/10.3390/medicina58010023.
11. Hansalia S, Biswas M, Dutta R et al (2009) The Value of Live/Real Time Three-Dimensional Transesophageal Echocardiography in the Assessment of Valvular Vegetations: 3DTEE and valvular vegetations. Echocardiography 26(10):1264-1273. doi: 10.1111/j.1540-8175.2009.01042.x
12. Lang RT, Badano LP et al (2015) Recommendations for Cardiac Chamber Quantification by Echocardiography in Adults: An Update from the American Society of Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging. European Heart Journal - Cardiovascular Imaging 16(3): 233-271, https://doi.org/10.1093/ ehjci/ jev014.
13. Murdoch DR, Corey GR, Hoen B et al (2009) Clinical presentation, etiology, and outcome of infective endocarditis in the 21st century: The International Collaboration on Endocarditis-Prospective Cohort Study. Arch Intern Med 169(5): 463-473. doi:10.1001/archinternmed.2008.603