Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang không sử dụng phương tiện cầm máu tại Bệnh viện Quân y 103

  • Quản Thành Nam Bệnh viện Quân y 103

Main Article Content

Keywords

Viêm mũi xoang mạn tính, phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang điều trị bệnh viêm mũi xoang mạn tính không sử dụng phương tiện cầm máu. Đối tượng và phương pháp: Nhóm nghiên cứu có 30 bệnh nhân, 34 bệnh nhân nhóm chứng bệnh viêm mũi xoang mạn tính được phẫu thuật nội soi mũi xoang từ tháng 10/2021 đến tháng 6/2022 tại Bệnh viện Quân y 103. Nghiên cứu tiến cứu mô tả từng trường hợp, có nhóm chứng. Kết quả: Độ tuổi hay  gặp nhất ở nhóm tuổi 40-59 (48,6%), giới nam: nữ = 3,61:1, diễn biến của bệnh chủ yếu từ 1-3   năm (51,5%), triệu chứng cơ năng hay gặp nhất là chảy mũi chiếm 93,3% ở nhóm nghiên cứu, nhóm chứng 88,2%, polyp mũi chủ yếu một bên: Nhóm nghiên cứu là 60%, nhóm chứng 58,8%, polyp độ II chiếm đa số, niêm mạc mũi cả 2 nhóm chủ yếu là phù nề, trong đó nhóm nghiên cứu chiếm 70%, nhóm chứng là 74,2%. Trên phim cắt lớp vi tính hình ảnh mờ toàn bộ xoang hàm và xoang sàng chiếm 83,3% ở nhóm nghiên cứu và 67,6% ở nhóm chứng. Sau phẫu thuật hầu hết bệnh nhân không chảy máu, chiếm trên 90% ở cả hai nhóm, các tiêu chí đánh giá cho bệnh nhân theo thang điểm VAS (Visual analogue scale) sau phẫu thuật trong vòng 48 giờ trên nhóm nghiên cứu đều thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kết luận: Triệu chứng thực thể qua nội soi sau 1 tháng thấy có tới 96,7% hình ảnh bình thường, lỗ thông xoang mở rộng, niêm mạc không phù nề, không chảy dịch mủ, không có vảy hay sẹo dính.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Fokkens WJ, Lund VJ, Hopkins C et al (2020) European position paper on rhinosinusitis and nasal polyps 2020. Rhinology 58(29): 1-464.
2. Benninger MS, Khalid AN, Benninger RM et al (2010) Surgery for chronic rhinosinusitis may improve sleep and sexual function. The Laryngoscope 120: 1696-1700.
3. Lâm Mộng Thu, Hứa Thị Ngọc Hà, Võ Hiếu Bình (2012) Biofilm trong viêm mũi xoang mạn. Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 16, Phụ bản của Số 1, tr. 184-190.
4. Nguyễn Tấn Phong (2009) “FESS” Phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang. Nhà xuất bản Y học, tr. 71-78.
2. Manea C et al (2011) Nasal packing in endonasal surgery-a literature review. Romanian Jourmal of Rhinology 1(4): 210-214.
3. Phạm Hữu Kiên, Lê Quang Hưng (2008) So sánh kết quả sau mổ nội soi mũi xoang trên bệnh nhân có và không có nhét bấc mũi. Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 12, Phụ bản Số 1, tr. 1-5.
4. Calus L (2019) Twelve-year follow-up study after endoscopic sinus surgery in patients with chronic rhinosinusitis with nasal polyposis. Clin Transl Allergy 9: 30.
5. Lê Hải Nam, Võ Thanh Quang (2020) Đặc điểm lâm sàng trong viêm mũi xoang mạn tính ở người lớn tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương năm 2019. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 36, tập 2 tr. 43-49.
6. Phạm Quang Tuyên (2021) Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang có sử dụng dao hàn mạch Plasma. Y học Việt Nam số 2, tr. 114-118.
7. Lê Đức Đông (2019) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật của viêm mũi xoang do nấm. Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Hà Nội.
8. Nguyễn Trọng Tuấn (2015) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm mũi xoang mạn tính có polyp ở người lớn và đánh giá kết quả sau phẫu thuật nội soi mũi xoang. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
9. Romano A (2016) Comparative study between biodegradable nasopore (BNP) and Merocel hemox 10 cm after septo-turbinoplasty procedure. Eur Rev Med Pharmacol Sci 21(4): 669-673.
10. Verim A (2014) Role of nasal packing in surgical outcome for chronic rhinosinusitis with polyposis. Laryngoscope 124(7): 1529-1535.
11. Teoman D, Bahar S (2017) The clinical outcome of using a new cross-linked hyaluronan gel in endoscopic frontal sinus surgery. Eur Arch Otorhinolaryngol.