Nhận xét đặc điểm lâm sàng và X-quang gãy lồi cầu xương hàm dưới tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Quang Đức Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Gãy lồi cầu, chấn thương hàm mặt, Bệnh viện TWQĐ 108

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X-quang của bệnh nhân gãy lồi cầu xương hàm dưới giúp định hướng chẩn đoán nhanh chính xác gãy lồi cầu. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 95 bệnh nhân được chẩn đoán gãy và điều trị gãy lồi cầu xương hàm dưới được điều trị tại Trung tâm Phẫu thuật Sọ mặt và Tạo hình, Bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2021. Đối tượng nghiên cứu được khai thác tiền sử, khám lâm sàng, chụp X-quang để ghi nhận các chỉ số nghiên cứu. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu có tuổi trung bình 31,5, tỷ lệ nam/ nữ = 3,5; nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông với 85,9%. Triệu chứng lâm sàng sưng nề biến dạng và hạn chế há miệng gặp trên 100% bệnh nhân, tiếp đến là sai khớp cắn (74,7%), mất cử động lồi cầu (65,3%); đau vùng tai (58,9%); thấp nhất là chảy máu ống tai ngoài (15,8%). Chụp phim CT xác định chính xác vị trí gãy, gãy cổ lồi cầu thấp chiếm 46,1%, gãy chỏm lồi cầu 23,5%, gãy cổ lồi cầu cao chiếm 19,1%, gãy dưới lồi cầu là 11,3%. Gãy lồi cầu đơn thuần 22,1%, gãy phối hợp là 77,9%. Tỷ lệ gãy 1 bên/gãy 2 bên lồi cầu là 3,5/1. Kết luận: Gãy lồi cầu xương hàm dưới chủ yếu gặp ở đối tượng nam giới trẻ tuổi, thường từ 19-39 tuổi với nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông. Triệu chứng lâm sàng thường khá đa dạng và vị trí gãy được phát hiện đầy đủ chính xác trên phim CT scanner. Vị trí gãy hay gặp nhất là cổ lồi cầu thấp. Tỷ lệ gãy lồi cầu có phối hợp với các chấn thương khác rất cao.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Mitchell DA (1997) A multicentre audit of unilateral fracture of the mandibular condyle. J Oral Maxillofac Surg 35(4): 230-236.
2. Silvennoinen U, Iizuka T, Oikarinen K, Lindqvist C (1992) Different patterns of condylar fractures: An analysis of 382 patients in a 3- year period. J Oral Maxillofac Surg 50(10): 1032-1037.
3. Shi J et al (2014) Causes and treatment of mandibular and condylar fractures in children and adolescents: A review of 104 cases. JAMA Otolaryngol Head Neck Surg 140(3): 203-207.
4. Hồ Nguyễn Thanh Chơn (2004) Điều trị bảo tồn gãy lồi cầu xương hàm dưới. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Dược TP.HCM.
5. Lê Văn Phương (2009) Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X-quang và kết quả điều trị phẫu thuật gẫy lồi cầu xương hàm dưới tại Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.
6. Bhagol A, Singh V, Kumar I, Verma A (2011) Prospective evaluation of a new classification system for the management of mandibular sub-condylar fractures. J Oral Maxillofac Surg 69: 1159-1165.
7. Hồ Nguyễn Thanh Chơn (2016) Điều trị gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới bằng kết hợp xương qua đường miệng với nội soi hỗ trợ. Luận án Tiến sĩ Y học. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Phạm Dương Châu và cộng sự (2000) Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật 88 trường hợp gãy lồi cầu xương hàm dưới. Tạp chí Y học Việt Nam, Chuyên đề Răng Hàm Mặt, số 8,9, tr. 47-49.
9. Schneider M et al (2008) Open reduction and internal fixation versus closed treatment and mandibulomaxillary fixation of fractures of the mandibular condylar process: A randomized, prospective, multicenter study with special evaluation of fracture level. J Oral Maxillofac Surg 66(12): 2537-2544.
10. Phạm Hoàng Tuấn (2017) Tình trạng chấn thương lồi cầu tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam, số 2, tr. 110-114.
11. Nguyễn Hùng Thắng, Nguyễn Anh Tú (2019) Nhận xét đặc điểm lâm sàng gãy lồi cầu xương hàm dưới tại Bệnh viện Quân y 103. Tạp chí Y dược học quân sự, số 6, tr. 73-76.