Đánh giá kết quả sử dụng vạt đùi trước ngoài làm mỏng trong tạo hình tổn khuyết phần mềm vùng cổ mặt tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Lê Diệp Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Vạt đùi trước ngoài làm mỏng, tạo hình tổn khuyết phần mềm cổ mặt

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sử dụng vạt đùi trước ngoài làm mỏng với kỹ thuật có bảo tồn đảo cân mỡ quanh vị trí cuống mạch xuyên cân vào vạt. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, can thiệp lâm sàng không nhóm chứng trên nhóm bệnh nhân có khuyết hổng rộng vùng hàm mặt được điều trị tại Trung tâm Phẫu thuật Sọ mặt và Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội từ 1/2016 đến 1/2022. Kết quả: Tổng số 35 vạt đùi trước ngoài làm mỏng đã được sử dụng cho bệnh nhân cần tạo hình các khuyết hổng phần mềm vùng cổ mặt tại Trung tâm Phẫu thuật Sọ mặt và Tạo hình, Bệnh viện TWQĐ 108. Độ dày vạt trước khi làm mỏng từ 1,3-3,5cm, trung bình là 2,4cm; kích thước vạt được làm mỏng từ 6 × 18cm tới 16 × 25cm, trung bình là 8,6 × 19cm. Độ mỏng của vạt sau khi làm mỏng từ 0,3-0,8cm, trung bình là 0,5cm; thời gian làm mỏng vạt từ 5 đến 12 phút và trung bình hết 8,7 phút. Có 31/35 vạt sống toàn bộ, 2 vạt thất bại không phải do làm mỏng vạt mà do nguyên nhân khác. Kết luận: Vạt đùi trước ngoài có thể làm mỏng với kỹ thuật đơn giản. Kết quả gần và xa sử dụng vạt đùi trước ngoài cho tạo hình các tổn khuyết phần mềm vùng đầu cổ đạt 88,6% và 86,2% loại tốt theo cả tiêu chí chức năng và thẩm mỹ, việc phẫu tích vạt trên lâm sàng thuận lợi, kỹ thuật làm mỏng vạt dễ dàng, tốn ít thời gian, an toàn trong cấp máu cho vạt, không có sự khác biệt so với vạt đùi trước ngoài không làm mỏng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Song YG, Chen GZ, Song YL (1984) The free thigh flap: A new free flap concept based on the septocutaneous artery. Br J Plast Surg 37: 149-159.
2. Wei FC, Jain V, Celik N et al (2002) Have we found an ideal soft-tissue flap? An experience with 672 anterolateral thigh flaps. Plast Reconstr Surg 109: 2219-2226.
3. Phạm Thị Việt Dung, Trần Đăng Khoa, Trần Thiết Sơn và cộng sự (2010) Các đặc điểm giải phẫu ứng dụng của vạt da cân đùi trước ngoài. Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 374, số 2, tr. 420-425.
4. Chen HC, Tang YB (2003) Anterorateral thigh flap: An ideal soft tissue flap. Clin Plastic Surg 30: 383-401.
5. Malhotra K, Lian TS, Chakradeo V (2008) Vascular anatomy of anterolateral thigh flap. Laryngoscope 118: 589-592.
6. Yang WG, Chiang YC, Wei FC et al (2006) Thin anterolateral thigh perforator flap using a modified perforator microdissection technique and its clinical application for foot resurfacing. Plast Reconstr Surg 119 (7): 2327-2328.
7. Agostini T, Lazzeri D, Spinelli G (2014) Anterolateral thigh flap thinning. Annals of Plastic Surgery 72(2): 246-252. doi: 10.1097/SAP.0b013e31825b3d3a.
8. Matsui C, Escandón JM, Mohammad A, Tanaka T, Wynn ET, Mizuno H, Roche N (2022) Clinical applications of the chimeric anterolateral thigh (ALT) flap in head and neck reconstruction. Acta Chir Belg 9: 1-8. doi: 10.1080/00015458.2022.2073016.
9. Mendoza DJC, Nieves CS, Castañeda SS (2017) Late-onset anterolateral thigh free flap failure in buccal carcinoma reconstruction. Philipp J Otolaryngol Head Neck Surg 32(2): 47-50.